Những bác sĩ cầm “tông đơ”
(Sóng trẻ ) - Tiệm cắt tóc tại khu H7 – khu Điều trị hoá chất (Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương) dài chừng 4m và rộng chừng 2,5m. 2 tấm gương hình chữ nhật được gắn ngăn ngắn trên tường, đối xứng nhau y chang như các tiệm cắt tóc. Những người thợ cắt tóc ở đây cũng rất đặc biệt. Nài cầm kim tiêm, kê đơn, phát thuốc... thì bác sĩ, điều dưỡng ở đây còn cầm “tông đơ”.
Tiệm cắt tóc trong “bệnh viện”
Tôi tìm đến Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương trong một chiều thứ 5 đầy nắng. Mặc dù 4h30’ mới tới giờ cắt tóc miễn phí nhưng, từ 4h đã có rất nhiều bệnh nhân đứng đợi, xếp hàng ở nài hành lang khoa Điều trị hoá chất để đăng ký.
Khu cắt tóc miễn phí của bệnh nhân
Tiệm cắt tóc tại khu H7 dài chừng 4m và rộng chừng 2,5m. 2 tấm gương hình chữ nhật được gắn ngăn ngắn trên tường, đối xứng nhau y chang như các tiệm cắt tóc. Những người thợ cắt tóc ở đây cũng rất đặc biệt. Nài cầm kim tiêm, kê đơn, phát thuốc... thì bác sĩ, điều dưỡng ở đây còn cầm “tông đơ”.
Nữ điều dưỡng Hằng đang cắt tóc cho bệnh nhân
Ý tưởng cắt tóc miễn phí ngay trong bệnh viện do Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quang Hưng khởi xướng. “Điều này xuất phát từ thực tế bệnh nhân ở viện phải điều trị hóa chất, qua mỗi đợt trị xạ tóc của họ rụng nhiều. Hơn nữa, có rất nhiều bệnh nhân ở tỉnh xa việc tìm nơi cắt tóc khá khó khăn. Nếu có tìm được thì người cắt, thì bệnh nhân cũng đều rất e ngại...” – bác sĩ Hưng chia sẻ.
Qua 3 năm, tiệm cắt tóc miễn phí đi vào hoạt động, đã có hơn 1.000 lượt bệnh nhân trong bệnh viện được phục vụ cắt tóc miễn phí. Hơn 10 bác sĩ, điều dưỡng có thêm nghề tay trái là “thợ cắt tóc” phục vụ chính những bệnh nhân của họ.
Chuyện cắt tóc ở nơi... hiếm tóc
Khác với những khách hàng của tiệm cắt tóc bên nài, những người đến cắt tóc tại đây đều là bệnh nhân trong viện. “Anh muốn cắt kiểu gì?” hay “Cháu muốn cắt kiểu gì?” là câu đầu tiên mà các bác sĩ và điều dưỡng hỏi bệnh nhân giống như những người thợ cắt tóc hỏi khách hàng. Ở đây, không đa dạng lắm về mốt tóc. Chỉ có 3 kiểu: Tóc ngắn, đầu cua và đầu trọc. Rất dễ phân biệt những bệnh nhân mới điều trị thông qua mái tóc khá dày của họ. Nhưng trước sau gì họ cũng phải điều trị hóa chất và tóc sẽ rụng, họ không còn lựa chọn nào khác nài việc cắt đi.
Người phụ nữ phải cắt đi mái tóc dài chuẩn bị cho đợt điều trị hoá chất
Điều dưỡng Trần Thị Hằng chia sẻ: “Với nhiều bệnh nhân điều trị hóa chất, mỗi lần cắt tóc cũng đồng nghĩa với sự sống của họ mong manh hơn. Thậm chí có những người không bao giờ trở lại cắt tóc”.
“ Rất nhiều bệnh nhân nữ điều trị hóa chất bị rụng tóc. Chúng tôi khuyên họ nên cắt tóc nhưng nhiều người phải đấu tranh trong nhiều ngày mới dám cắt tóc. Phải cắt đi những mái tóc dài đẹp của nhiều bạn gái mà tôi cũng thấy đau lòng” – điều dưỡng Hằng chia sẻ thêm.
Chứng kiến cảnh con gái mình cắt tóc, chị Nguyễn Thị Lan - mẹ của cháu Mai Vũ nghẹn ngào nói: “ Đứng nài nhìn con gái phải cạo trọc đầu mà tôi chỉ muốn khóc. Cháu phải cắt tóc 6 lần rồi mà vẫn chưa khỏi bệnh”.
Các bác sĩ và điều dưỡng ở đây cắt tóc cho các bệnh nhân không điêu luyện như tiệm tóc bên nài nhưng hơn hết họ làm công việc này bằng cả tấm lòng của những người làm nghề lương y. Tôi ra về trong lòng ngổn ngang bao cảm xúc. Nhìn những người mẹ phải kìm lòng khi cô con gái phải cắt đi mái tóc óng mượt ngày nào, hình ảnh những điều dưỡng, bác sĩ tậm tình cắt chỉnh từng mái tóc khiến tôi suy nghĩ mãi...
Trịnh Trang – Đỗ Hiền – Thu Thuỷ
Phát thanh K31 & Báo mạng điện tử K30
Cùng chuyên mục
Bình luận