Những gam màu tối trong bức tranh của sinh viê

(Sóng Trẻ) - Nếu ví cuộc sống sinh viên xa nhà là một bức tranh nhiều màu sắc thì bên cạnh những gam màu sáng là rất nhiều những gam màu tối với rượu chè, trai gái…

“1, 2, 3,…..Zô…….”


Sinh viên ở trọ phần lớn đều từ các tỉnh nên mỗi khi có dịp về quê ai cũng cố mang “đặc sản” quê mình đến giới thiệu với bạn bè. Mỗi dịp như thế, mười mấy người ngồi thành vòng tròn dưới nền nhà, mồi là mấy con cá mực mua ở một quán gần đó. Còn hôm nào mát trời, trong phòng liên hoan thì nhậu nhẹt cũng là một nét đặc trưng. Một vài chai bia với đĩa lạc rang, cả phòng hò hét loạn cả lên “1, 2,3….Zô…” đầy khí thế.

Đặc biệt, nhậu là căn bệnh mãn tính của các bạn sinh viên ở kí túc. H, một  sinh viên ở kí túc xá của Học viện báo chí tuyên truyền chia sẻ khi được hỏi về sự quản lý ở đây: “Nội quy cấm sinh viên không được nhậu nhẹt, song nửa đêm, họ vào phòng đóng cửa nhậu với nhau nhưng không lớn tiếng. Ký túc xá lại có nhiều phòng thì làm sao quản lý ở đây biết hết được”.

Bình thường đã nhậu, đến dịp đặc biệt nào đó thì…càng phải nhậu. Đủ các ngày đặc biệt được sinh viên ở trọ đặt ra để được nhậu.  Chẳng hạn, mỗi khi đến sinh nhật của những người trong phòng thì có “sinh nhật phòng” để... nhậu. T- một cô bạn trong kí túc giải thích: “Tụi mình cộng tất cả ngày sinh của 8 đứa trong phòng rồi chia ra, lấy con số trung bình làm ngày sinh nhật phòng. Đến hôm đó, chúng mình phải có mặt đầy đủ để tổ chức 1 bữa liên hoan".

Nhưng dẫu sao, nhậu như thế cũng là nhậu "hiền" - nghĩa là xỉn rồi thì lăn ra ngủ, hoặc cùng lắm là gõ nồi ca hát nghêu ngao. Chứ nhậu "dữ” phải là mấy sinh viên lôi kéo ra các quán lân cận gần trường, ăn uống, nhậu nhẹt nổ trời mà chẳng biết trời đất là gì.

Hậu quả của việc nhậu vô tổ chức này thì có rất nhiều. Không những làm hỏng nhân cách của  sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường mà còn gây lãng phí, tốn kém, ồn ào ảnh hưởng đến phòng khác cùng những vụ gây lộn xộn, tai nạn giao thông sau những vụ nhậu “dữ”. Trong một bữa nhậu, đôi bên xích mích nhau, dẫn đến ẩu đả. Hôm sau, nhóm sinh viên rủ thêm bạn bè, trang bị gậy gộc, tìm nhau để trả thù gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

Và những mối tình “nửa hở nửa kín”

Sống xa nhà, lại ở chung trong 1 môi trường sinh hoạt nên giữa các bạn sinh viên ở trọ, đã nảy sinh ra những mối tình rất lãng mạn. Nhiều sinh viên coi tình yêu là động lực để họ vươn lên trong cuộc sống, là niềm an ủi về tinh thần với những khó khăn trong cuộc sống xa nhà, nhưng cũng có sinh viên, thì tình yêu chỉ là một trò chơi không hơn không kém. Do đó, nhiều bạn trong một khu xóm trọ như được “mãn nhãn” với những tình yêu “cuồng nhiệt” mà công khai táo bạo này.

Ở ký túc xá trường giao thông vận tải, nhiều người cảm thấy ngạc nhiên khi bước vào phòng của sinh viên nữ. Phòng có 4 giường đôi mà trong đó có 1 giường được chủ nhân giăng một tấm vải che kín. Lan, một thành viên trong phòng, giải thích: “Tấm riđô chỉ dùng khi bạn ấy tiếp bạn trai. Khi bạn trai đến chơi, họ kéo riđô che kín mà chẳng cần đoán, cũng biết họ đang làm gì”. Cô bạn thở dài.

Nam, một bạn trai học trường Đại học Nại ngữ thì chia sẻ: “Phòng trọ của mình ở 3 thằng với nhau. Trong đó chỉ có 1 đứa đã có bồ. Nhưng nhìn “chướng tai gai mắt” lắm. Hai đứa suốt ngày dấm dúi thân mật trong phòng trong rồi dưỡn dẹo ôm nhau trước mặt bọn mình”.

Những đôi “tình nhân” này rất “hồn nhiên” cho rằng họ có cái quyền “tất nhiên” đó mà không thèm quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của những người xung quanh. Những mối tình “cuồng” ấy lắm khi đưa đến hậu quả đau lòng. Nàng đau đớn vào bệnh viện xin nạo thai, còn chàng thì một đi không trở lại...

Lời kết

Đời sống sinh viên xa nhà thiếu thốn không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần.  Rất nhiều sinh viên kiếm thêm tiền ăn học bằng cách đi dạy thêm, tiếp thị, thậm chí rửa chén đĩa cho những quán ăn...  Nhưng cũng có một số người chấp nhận làm bồ nhí cho một đại gia nào đó hoặc đi cướp giật để đổi lấy những tiện nghi vật chất hào nhoáng. Nhiều sinh viên không có ý thức vươn lên trong cuộc sống để thành đạt mà lại sa vào những “trò lố” để rồi để lại những hậu quả đáng tiếc. Sống trong xã hội nhiều cám dỗ, sinh viên ở trọ xa nhà cần tỉnh táo và sống nghị lực hơn để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống khi không có gia đình bên cạnh.

Vũ Thúy Nga

 Lớp Truyền hình K29A1

Học viện Báo chí và Tuyên truyền


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN