Nỗ lực vào Đại học của cô gái “xương thuỷ tinh”
(Sóng Trẻ) - Ở ngôi trường Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, ai cũng biết đến một cô gái “xương thuỷ tinh” lạc quan, chăm chỉ và học giỏi có tên Đặng Thị Hiền, sinh viên lớp MK6, khoa Kỹ thuật may và thiết kế thời trang. Em là đại diện cho những người biết vượt qua nỗi đau vươn lên tự khẳng định mình trong cuộc sống.
Đại học - mục tiêu sống
Ít ai biết được rằng nhìn Hiền lạc quan, khoẻ mạnh, rắn rỏi là vậy mà em phải đối đầu với căn bệnh xương thuỷ tinh suốt 21 năm qua. Khi được hỏi điều gì đã giúp em có nghị lực để vào được Đại học như ngày hôm nay, em xúc động: “Gia đình và bạn bè luôn ở bên giúp đỡ em. Đó là nguồn động viên lớn nhất”.
Mang trong mình những hoài bão lớn lao, Hiền thi rồi đỗ vào khoa Công nghệ may và thiết kế thời trang của trường Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên. Em tâm sự: “Em cũng xác định học ngành mẹ em hướng cho. Học gần nhà có bố mẹ ở bên. Ngành này vất vả nhưng học rồi em cũng thấy mê lắm”. Đối với một người bình thường, đỗ Đại học là chuyện không phải dễ, vậy mà ở hoàn cảnh của mình, em đã làm được điều đó. Cũng may mắn, Hiền được miễn giảm học phí theo diện mất 61 % sức lao động. Hiền rất mong mai đây ra trường có nhiều mẫu thiết kế đẹp cống hiến cho xã hội.
Sau lần phẫu thuật đầu tiên, trong chân em vẫn còn găm rất nhiều đinh - nguyên nhân của việc toàn thân thường xuyên bị đau nhức. Biết bệnh của mình không thể nào chữa khỏi nhưng em vẫn cười lạc quan: “Qua hè này em sẽ là sinh viên năm 3 rồi. Em mong sớm ra trường đi làm giúp đỡ bố mẹ phần nào. Với em cuộc sống là những điều kì diệu. Dù có khó khăn nhưng nếu con người ta biết vượt qua thì con đường phía trước sẽ ngập tràn ánh sáng của niềm tin”. Hiền nói mình còn may mắn hơn nhiều bạn khác là có gia đình, bạn bè làm chỗ dựa. Em hy vọng những bạn cùng căn bệnh với em sẽ có nghị lực để chiến thắng số phận.
Mặc dù ông trời cướp đi khả năng vận động của em, nhưng bù lại Hiền rất chăm chỉ và khéo tay. Kim Thoa, bạn học cùng cấp 3 với Hiền cho biết: “ Hỏi Hiền kiểu đan nào bạn ấy cũng biết”. Từ khi lên cấp 3 bạn bè hiểu và thông cảm với Hiền hơn. Bạn cùng lớp ai cũng nhận xét Hiền lạc quan vui vẻ, và chơi rất hoà đồng với mọi người. Không chỉ khéo tay, nhiều tài lẻ, Hiền còn rất chăm chỉ. Biết mình sức khoẻ yếu, nên cô nàng luôn tự phấn đấu trong học tập: thi vào lớp chuyên văn của trường, 3 năm đều đạt học sinh khá, giỏi, và rồi “đột phá” bằng con đường Đại học.
“Chăm chỉ, thông minh và sống tình cảm”- Đó là cảm nhận của bất kì ai khi tiếp xúc với Hiền. Không chỉ thế, Hiền còn rất hăng hái tham gia các hoạt động xã hội. Em là thành viên tích cực của câu lạc bộ Hoa tình nguyện, thường xuyên đi giúp đỡ nhà chùa, người neo đơn, người khuyết tật. Nài ra, em còn tham gia các diễn đàn trên mạng, làm quen với các bạn khuyết tật hay cùng cảnh ngộ để chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.
Nhìn lại quá khứ không may mắn
Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo ở Đông Kết, Khoái Châu, Hưng yên, từ lúc mới chào đời, do ảnh hưởng chất độc màu da cam từ người cha từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, Hiền đã mắc phải căn bệnh xương thuỷ tinh. Do thiếu canxi ngay từ trong bụng mẹ, sau khi sinh 17 ngày em đã bị gãy tay. Và sau đó là một chuỗi những lần gãy tay, gãy chân khác. “Em không nhớ nổi mình đã đi bó bột bao nhiêu lần. Dù va chạm nhẹ thôi cũng có thể bị gãy tay”- Hiền kể.
Cô gái bé nhỏ
Đôi chân em cũng vì thế mà dần teo tóp, yêu đuối, bước đi không thể vững vàng như người bình thường. Bố mẹ Hiền biết sức khoẻ con yếu như vậy nhưng vẫn xoay sở cho Hiền đi học bằng chúng bạn, bù đắp thiệt thòi cho con. Hiền nghẹn ngào: “Bất kể ngày mưa hay nắng mẹ cũng chở em đi học rồi đón về. Thương mẹ vất vả việc đồng áng, lại phải bận tâm nhiều đến em, lúc đó em chỉ muốn nghỉ học ở nhà. Nhưng mẹ luôn động viên em phải cố gắng học giỏi vì em sức khoẻ yếu không làm được ruộng, mai này đỡ khổ”.
Những ngày đi học là biết bao khó khăn và mặc cảm. Biết Hiền bị bệnh xương thuỷ tinh, không bạn nào dám đến gần chơi với em vì sợ làm xương em gãy. Họ không hiểu và tưởng em bị dở nên xa lánh, miệt thị. Cô bé chỉ dám ngồi yên một chỗ nhìn chúng bạn nô đùa, chạy nhảy. Và nỗi cô độc cứ lớn dần trong em như thế… Hiền chỉ có thể làm bạn với những cuốn sách, cuốn truyện. Lớn lên một chút em tự mày mò học đan lát, thêu thùa, gấp giấy. “Nhìn các bạn chơi đùa thoải mái, nhiều khi em muốn khóc vì nghĩ đến mình, muốn tập xe đạp nhưng bố mẹ cấm vì sợ em ngã”.
Nhà nghèo, phải nuôi cùng lúc hai chị em học Đại học nhưng cha mẹ luôn quan tâm, chăm sóc Hiền chu đáo. Mỗi lần phẫu thuật mất tới cả chục triệu, bố me đều cố gắng chạy vạy, lo liệu. Em tự nhủ mình phải làm một cái gì đó có ích để đền đáp công ơn của cha mẹ và khẳng định bản thân mình không hề yếu đuối, kém cỏi.
Tạm chia tay Hiền trong một chiều hè muộn, đầu tôi cứ ám ảnh mãi, không chỉ vì nghị lực phi thường vươn lên và khẳng định mình trong cuộc sống, muốn chia sẻ với người cùng cảnh ngộ, mà hơn hết là sự lạc quan hiện hữu qua những nụ cười tươi rói nở trên môi em.
Đại học - mục tiêu sống
Ít ai biết được rằng nhìn Hiền lạc quan, khoẻ mạnh, rắn rỏi là vậy mà em phải đối đầu với căn bệnh xương thuỷ tinh suốt 21 năm qua. Khi được hỏi điều gì đã giúp em có nghị lực để vào được Đại học như ngày hôm nay, em xúc động: “Gia đình và bạn bè luôn ở bên giúp đỡ em. Đó là nguồn động viên lớn nhất”.
Mang trong mình những hoài bão lớn lao, Hiền thi rồi đỗ vào khoa Công nghệ may và thiết kế thời trang của trường Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên. Em tâm sự: “Em cũng xác định học ngành mẹ em hướng cho. Học gần nhà có bố mẹ ở bên. Ngành này vất vả nhưng học rồi em cũng thấy mê lắm”. Đối với một người bình thường, đỗ Đại học là chuyện không phải dễ, vậy mà ở hoàn cảnh của mình, em đã làm được điều đó. Cũng may mắn, Hiền được miễn giảm học phí theo diện mất 61 % sức lao động. Hiền rất mong mai đây ra trường có nhiều mẫu thiết kế đẹp cống hiến cho xã hội.
Sau lần phẫu thuật đầu tiên, trong chân em vẫn còn găm rất nhiều đinh - nguyên nhân của việc toàn thân thường xuyên bị đau nhức. Biết bệnh của mình không thể nào chữa khỏi nhưng em vẫn cười lạc quan: “Qua hè này em sẽ là sinh viên năm 3 rồi. Em mong sớm ra trường đi làm giúp đỡ bố mẹ phần nào. Với em cuộc sống là những điều kì diệu. Dù có khó khăn nhưng nếu con người ta biết vượt qua thì con đường phía trước sẽ ngập tràn ánh sáng của niềm tin”. Hiền nói mình còn may mắn hơn nhiều bạn khác là có gia đình, bạn bè làm chỗ dựa. Em hy vọng những bạn cùng căn bệnh với em sẽ có nghị lực để chiến thắng số phận.
Mặc dù ông trời cướp đi khả năng vận động của em, nhưng bù lại Hiền rất chăm chỉ và khéo tay. Kim Thoa, bạn học cùng cấp 3 với Hiền cho biết: “ Hỏi Hiền kiểu đan nào bạn ấy cũng biết”. Từ khi lên cấp 3 bạn bè hiểu và thông cảm với Hiền hơn. Bạn cùng lớp ai cũng nhận xét Hiền lạc quan vui vẻ, và chơi rất hoà đồng với mọi người. Không chỉ khéo tay, nhiều tài lẻ, Hiền còn rất chăm chỉ. Biết mình sức khoẻ yếu, nên cô nàng luôn tự phấn đấu trong học tập: thi vào lớp chuyên văn của trường, 3 năm đều đạt học sinh khá, giỏi, và rồi “đột phá” bằng con đường Đại học.
“Chăm chỉ, thông minh và sống tình cảm”- Đó là cảm nhận của bất kì ai khi tiếp xúc với Hiền. Không chỉ thế, Hiền còn rất hăng hái tham gia các hoạt động xã hội. Em là thành viên tích cực của câu lạc bộ Hoa tình nguyện, thường xuyên đi giúp đỡ nhà chùa, người neo đơn, người khuyết tật. Nài ra, em còn tham gia các diễn đàn trên mạng, làm quen với các bạn khuyết tật hay cùng cảnh ngộ để chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.
Nhìn lại quá khứ không may mắn
Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo ở Đông Kết, Khoái Châu, Hưng yên, từ lúc mới chào đời, do ảnh hưởng chất độc màu da cam từ người cha từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, Hiền đã mắc phải căn bệnh xương thuỷ tinh. Do thiếu canxi ngay từ trong bụng mẹ, sau khi sinh 17 ngày em đã bị gãy tay. Và sau đó là một chuỗi những lần gãy tay, gãy chân khác. “Em không nhớ nổi mình đã đi bó bột bao nhiêu lần. Dù va chạm nhẹ thôi cũng có thể bị gãy tay”- Hiền kể.
Cô gái bé nhỏ
Đôi chân em cũng vì thế mà dần teo tóp, yêu đuối, bước đi không thể vững vàng như người bình thường. Bố mẹ Hiền biết sức khoẻ con yếu như vậy nhưng vẫn xoay sở cho Hiền đi học bằng chúng bạn, bù đắp thiệt thòi cho con. Hiền nghẹn ngào: “Bất kể ngày mưa hay nắng mẹ cũng chở em đi học rồi đón về. Thương mẹ vất vả việc đồng áng, lại phải bận tâm nhiều đến em, lúc đó em chỉ muốn nghỉ học ở nhà. Nhưng mẹ luôn động viên em phải cố gắng học giỏi vì em sức khoẻ yếu không làm được ruộng, mai này đỡ khổ”.
Những ngày đi học là biết bao khó khăn và mặc cảm. Biết Hiền bị bệnh xương thuỷ tinh, không bạn nào dám đến gần chơi với em vì sợ làm xương em gãy. Họ không hiểu và tưởng em bị dở nên xa lánh, miệt thị. Cô bé chỉ dám ngồi yên một chỗ nhìn chúng bạn nô đùa, chạy nhảy. Và nỗi cô độc cứ lớn dần trong em như thế… Hiền chỉ có thể làm bạn với những cuốn sách, cuốn truyện. Lớn lên một chút em tự mày mò học đan lát, thêu thùa, gấp giấy. “Nhìn các bạn chơi đùa thoải mái, nhiều khi em muốn khóc vì nghĩ đến mình, muốn tập xe đạp nhưng bố mẹ cấm vì sợ em ngã”.
Nhà nghèo, phải nuôi cùng lúc hai chị em học Đại học nhưng cha mẹ luôn quan tâm, chăm sóc Hiền chu đáo. Mỗi lần phẫu thuật mất tới cả chục triệu, bố me đều cố gắng chạy vạy, lo liệu. Em tự nhủ mình phải làm một cái gì đó có ích để đền đáp công ơn của cha mẹ và khẳng định bản thân mình không hề yếu đuối, kém cỏi.
Tạm chia tay Hiền trong một chiều hè muộn, đầu tôi cứ ám ảnh mãi, không chỉ vì nghị lực phi thường vươn lên và khẳng định mình trong cuộc sống, muốn chia sẻ với người cùng cảnh ngộ, mà hơn hết là sự lạc quan hiện hữu qua những nụ cười tươi rói nở trên môi em.
Đào Quyên
Báo mạng điện tử K27
Báo mạng điện tử K27
Cùng chuyên mục
Bình luận