Nỗi khổ của sinh viên làm gia sư

( Sóng trẻ) - Với sinh viên làm gia sư - theo nghiệp giáo không chuyên  cũng thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn, phiền muộn.

Gia sư là một nghề được phần đông sinh viên lựa chọn cũng bởi là việc làm tương đối dễ tìm nhưng nó cũng ẩn chứa những khó khăn, vất vả không kém ngành nghề khác. 

Thông thường, một buổi dạy gia sư kéo dài 2 tiếng. Sinh viên Mai Giang, trường đại học Quốc Gia Hà Nội chia sẻ: “Buổi chiều tan học mình đi thẳng tới nhà học sinh để dạy ca 5h-7h, sau đó lại chạy sang nhà học sinh khác để dạy ca 8h-10h. Trên đường chuyển ca chỉ kịp ghé vào ăn cái bành mì hay bát mì tôm, có hôm nào muộn quá thì chẳng kịp ăn gì mà vào luôn giờ dạy!”

11caf05b5_3.1.jpg

Nghề gia sư phải đối mặt với không ít khó khăn

Khó khăn là vây, nhưng không phải sinh viên nào cũng gặp được phụ huynh tâm lý và biết thông cảm. Sinh viên Hải, trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền tâm sự: “Tôi đã dạy cho nhiều học trò và điều làm tôi buồn nhất là sự vô tâm của một số  phụ huynh. Hầu như họ khoán trắng việc học hành của con cái cho gia sư mà không để ý rằng nài nỗ lực của thầy và trò, sự kiểm soát giờ giấc học tập là yếu tố hậu thuẫn cho cả quá trình phấn đấu của con em họ. Do không hiểu trình độ tiếp thu của con em nên có phụ huynh nóng ruột về sự tiến bộ, để rồi thay gia sư như thay áo”.

Thực tế, đã có không ít gia sư than phiền về sự vô tâm của phụ huynh. Có gia đình thuê gia sư cả năm nhưng chưa một lần mời gia sư uống nước, dù họ khô cả họng sau 2 giờ giảng bài. Cũng có gia đình không bao giờ trò chuyện với gia sư, thậm chí đó là những trao đổi cần thiết về việc học tập của chính con em họ. Đó là chưa kể một số phụ huynh còn mặc cả với gia sư về học phí!

Khó khăn không dừng lại ở đó, việc dạy học sẽ dễ dàng hơn khi gặp những học sinh nan nãn, chăm chỉ nhưng đa phần học sinh được dạy thường có thái độ xem thường gia sư, ham chơi hơn học. Khi thầy cô bắt học thì các em tỏ vẻ khó chịu, phụ huynh lại bênh con vì thế nhiều gia sư được mời đến mà vẫn chưa vừa lòng. Có khi học sinh còn không xem thầy cô ra gì, có những lời nói, cử chỉ hỗn xược và tủi thân, những giọt nước mắt của gia sư lại rơi…

11caf05b5_3.2.jpg

Sinh viên Mai Giang cùng học trò

Những gia sư, những người lái đò thầm lặng vẫn đang lặng lẽ làm công việc của mình là đưa đò thế hệ trẻ qua sông. Hy vọng rằng, bên cạnh tình yêu công việc vì miếng cơm manh áo họ còn luôn làm việc vì những tâm hồn trong sáng của trẻ thơ và trách nhiệm “ươm mầm” thế hệ trẻ cho xã hội! Không chỉ chúc toàn thể giáo viên mà còn cả gia sư nhân dịp 20/11 năm nay luôn có sức khỏe, kiến thức và hạnh phúc để thực hiện trọn sứ mệnh cao cả của mình.
Vũ Thị Hương
Truyền hình K.31 A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN