Nỗi lòng người làm mẹ của trẻ tự kỉ

(Sóng trẻ) - Lo lắng, hoang mang, buồn tủi là nỗi lòng của người mẹ có con mắc hội chứng tự kỉ. Họ đang phải chịu những áp lực từ gia đình, cộng đồng và xã hội, nhưng trong lòng mỗi người vẫn luôn ánh lên niềm tin và hy vọng.

Dẫu biết rằng, bất cứ ai rơi vào hoàn cảnh như các chị đều khó sẻ chia về những gì mà họ cùng những đứa con của mình đã trải qua, bởi mỗi lần kể lại là một lần thêm xót xa. Ấy vậy, có không ít những bà mẹ đã sẵn lòng trò chuyện về cuộc hành trình dài và đầy gian khó để cứu lấy con mình.

Chị N.T Nga ở Hà Nội đã phát hiện ra đứa con trai đầu lòng của mình có những biểu hiện khác lạ khi cháu còn khá nhỏ. Chị tâm sự: “Tôi thấy cháu ít nói, ngại giao tiếp và thiếu sự tập trung khi tiếp xúc với mọi người xung quanh, lúc đó cháu nó mới có hai tuổi. Thú thực khi đó mình cảm thấy bắt đầu lo lắng. Sau khi cho cháu đi khám, tôi mới biết là con bị mắc chứng tự kỉ. Tôi hoang mang lắm, không định hướng được cuộc đời của mình và con sẽ thế nào. Bởi khi ấy, tôi chưa hiểu rõ thế nào là trẻ tự kỉ. Cái cảm giác vừa buồn, vừa tủi thân cứ ám ảnh tôi suốt vài tuần. Cũng may chồng và gia đình luôn động viên và giúp đỡ mọi điều, nên tôi cũng thêm động lực”.

Sinh con, ai cũng muốn con nan, con khỏe, nhưng cuộc đời vẫn trớ trêu là vậy. Không được hưởng trọn niềm vui làm mẹ, các chị phải đối mặt với những lo toan không bao giờ ngờ tới, cũng như những giây phút khủng hoảng về mặt tâm lí.

Chị Đỗ Thị Quyên (Hà Nội) chia sẻ với chúng tôi về những ngày đầu tiên biết con mình bị tự kỉ: “Cháu mới sinh ra đã phải phẫu thuật não. Lúc cháu  được khoảng bảy tháng mình đã cảm thấy có cái gì đó khác khác rồi. Cháu rất chậm trong từng hành động, bố mẹ đùa để cháu cười nói cũng không thấy cháu có phản ứng gì. Mình đã có dự cảm chẳng lành, rồi sau đó biết con bị mắc chứng tự kỉ - một dạng khuyết tật rất phức tạp và phải chữa trị lâu dài. Chưa bao giờ mình cảm thấy buồn đến thế, bởi lúc đó nghe đến hội chứng này cũng không biết nó rõ ràng như thế nào? Chỉ biết là chữa trị nó khá phức tạp. Cả gia đình hai bên nội, nại gạt bỏ hết đau đớn để tìm cách chữa trị cho con, cứ nghe ở đâu có trung tâm chữa trị hay có cách nào chăm sóc cho trẻ tự kỉ là mình tìm đến ngay.”



Nuôi dạy một đứa trẻ bình thường đã khó, làm mẹ của những trẻ tự kỉ khó gấp trăm ngàn lần. Các mẹ đã trải qua nhưng thời khắc đầy khó khăn của sự buồn tủi, hoang mang, vô định nhưng sau những phút giây ấy là cả một chặng đường đầy nghị lực và niềm tin sắt đá để đưa những đứa con thiếu may mắn về gần hơn với cuộc sống.

Tuy vậy, trên cuộc hành trình dài và khổ ải ấy có những người phụ nữ lại không có được sự may mắn như chị Ngọc, chị Quyên có được niềm cảm thông và giây phút ân cần của chồng và gia đình. Đó là nỗi niềm mà người mẹ với cái tên Lê Thị Na (Hà Nội) đã thổ lộ, cái nỗi niềm mà khi nói ra ai cũng không khỏi xúc động và cảm mến người phụ nữ này. Chị  Na cho biết: “Khi đang mang thai, tôi bị ốm nặng nên cháu sinh ra bị bại não. Dù đã chuẩn bị tâm lí trước nhưng mình vẫn vô cùng đau khổ. Khi cháu nó lớn lên, tôi lại biết cháu bị mắc thêm chứng tự kỉ, nỗi đau như sâu hơn và gánh nặng thêm chồng chất. Nhiều khi thấy con mình không nhanh nhẹn vui đùa như mấy đứa trẻ hàng xóm, tôi cứ rớt nước mắt, có lúc muốn đưa cháu đi siêu thị hay công viên để thay đổi không khí nhưng nhiều người nhìn con mình như một vật gì đó, thương mình thương cả con nữa. Nhất là nhiều khi hàng xóm xung quanh cứ đồn thổi là kiếp trước mình ăn ở thất đức nên kiếp này phải gánh nghiệp chướng.”

Nói đến đây, đôi mắt chị Na thêm nặng trĩu những tâm tư, chị cứ láy đi láy lại những câu nói cay nghiệt mà người đời bàn tán. Vậy là những người mẹ này không chỉ phải gánh trên vai những đứa con không lành lặn mà còn cả những câu nói đầy ác ý của những con người thiếu hiểu biết và vô cảm ở xung quanh. Nhưng đó chưa phải là nỗi niềm day dắt nhất. Chị chia sẻ thêm: “Khổ nhất là ở chỗ mình lại thiếu đi sự đồng cảm của ông xã, đến cơ quan anh ấy không dám nói về vợ con, chẳng bao giờ đưa con đến chỗ đông người hay đi chơi đâu đó. Anh ấy luôn mang trong mình cái mặc cảm và tự ti về việc có con bị tự kỉ.”

Mất đi sự đồng cam cộng khổ của người chồng trong cuộc chiến trường kì này, những bà mẹ dường như thêm phần thiệt thòi và tủi hận. Nhưng không phải vì thế mà các mẹ vơi đi niềm hi vọng mà dường như họ lại càng cố gắng thêm gấp bội.

Những tâm sự của các chị, các mẹ trong ngày hội là những thanh âm trầm nhưng đã để lại những vĩ thanh đầy sâu lắng cho những ai đã và sẽ nghe họ sẻ chia. Có một điều lạ kì là đằng sau mỗi câu chuyện, người nghe không chỉ thấy được cái cực nhọc và nỗi niềm của những người mẹ có con bị hội chứng tự kỉ mà ở đó còn lấp lánh những tia hi vọng không bao giờ tàn lụi về tương lai của các bé. Bởi cả chị Na, chị Ngọc, chị Quyên hay nhiều bà mẹ khác đều khẳng định: “Chúng tôi tin tưởng các cháu sẽ dần khỏi bệnh và hòa nhập vào cuộc sống đời thường”.

Vũ Thúy – Hoàng Dương

Lớp Báo mạng điện tử K.29


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN