Ô nhiễm làng tái chế nhôm Mẫn Xá: Hàng chục năm chưa có biệp pháp xử lý
(Sóng trẻ) - Hàng chục năm nay, người dân thôn Mẫn Xá (Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh) đang “sống ngạt” trong khói bụi ô nhiễm từ nghề tái chế nhôm, đồng. Điều đáng nói là cho đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý hiệu quả nào từ phía chính quyền các cấp.
“Bức tử” làng quê nhỏ
Cách trung tâm thị trấn Chờ, huyện Yên Phong khoảng 2km, thôn Mẫn Xá có khoảng hơn 900 hộ dân, trong đó có 400 hộ làm tái chế nhôm, đồng, hoạt động ngay trong khu dân cư. Mỗi ngày các cơ sở tái chế xả ra hơn 3 tấn tro, sỉ mà không hề qua khâu xử lý bảo vệ môi trường, chưa kể lượng khí thải độc hại cùng các loại phế phẩm khác mà không hề qua xử lý. Không khí trong thôn vô cùng ngột ngạt, những ai đầu tiên đến đây đều cảm thấy khó thở, đầu óc choáng váng.
Thôn Mẫn Xá luôn chìm trong làn khói trắng từ những cơ sở tái chế nhôm, đồng.
Từ trong nhà đến nài ngõ, hay thậm chí con đường dẫn ra đồng sau thôn cũng bị bủa vây bởi làn khói trắng đục từ các cơ sở đúc nhôm. Đường dẫn ra đồng trở thành nơi tập kết rác, sỉ than, dây điện chất thành từng đống lớn nhưng không được xử lý.
Con đường dẫn ra đồng sau thôn bị “bịt kín” 2 bên đường vì rác.
Anh Nguyễn Văn Chiến (thôn Quan Độ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) cho biết: “Tôi thường xuyên đi qua đây, không khí rất khó thở, tôi phải dùng 2 đến 3 cái khẩu trang nhưng không hết được mùi nhôm, đồng”.
Sỉ than, nước thải sau mỗi lần đúc nhôm, chất thải sinh thoạt không qua bất kỳ hình thức xử lý nào được đổ trực tiếp ra những cách đồng. Lâu năm, những chất này cô đọng lại thành những bám vụn lớn, làm cho nước ruộng có màu váng dầu. Đây là lý do nhiều năm nay người dân nơi đây không thể canh tác loại cây hoa màu nào ngay trên chính ruộng của gia đình mình.
Những hôm tiết trời ẩm ướt, khói, bụi không thoát được lại càng nặng mùi. Nhà nào cũng phải đóng cửa kín mít, nhiều nhà phải làm thêm cửa kính để chặn bớt mùi hôi thối. Những đồ vật như: mũ, kính, khẩu trang...đã dần trở thành “vật bất ly thân” với nhiều người dân sống xung quanh, đây là biện pháp duy nhất để sống chung với ô nhiễm.
Theo số liệu thống kê năm 2016, có 5 nghìn lượt bệnh nhân đến trạm y tế khám chữa bệnh, thì khoảng 3,5 nghìn lượt có liên quan đến bệnh đường hô hấp. Riêng trong năm 2016 xã có khoảng 40 người chết trong đó có trên dưới 20 người chết vì bệnh ung thư.Tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh về hô hấp chiếm tỷ lệ cao khoảng 70% (số liệu do trạm y tế Văn Môn cung cấp).
Chị Phạm Thị Anh ( làng Mẫn Xá, huyện Yên Phong, Bắc Ninh): “Đa phần những hộ dân ở đây đều làm nghề sản xuất tái chế nhôm đồng, biết là độc hại đó nhưng vẫn vì mưu sinh. Nhiều hộ dân ở đây làm nghề này nhưng lại mua đất ở nơi khác. Còn nhiều người phải tìm cách thích nghi, sống chung với nó, lâu dần cũng quen”.
Xử lý ô nhiễm còn nhiều bấp cập
Dù tình trạng ô nhiễm môi trường ở thôn Mẫn Xá rất nặng nề nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có cách giải quyết hợp lý. Mặc dù đã tuyên truyền, nhắc nhở người dân không đổ tro xỉ bừa bãi nhưng hầu hết các hộ dân vẫn lét lút đổ vào ban đêm, chiều tối hoặc sáng sớm mỗi ngày ra ven mương, bờ ruộng, thậm chí ngay phía sau nhà.
Bắt đầu từ chiều tối, người dân lại đốt rác, khói bay lại vào khu dân cư.
Đầu năm 2015, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá, với tổng vốn đầu tư hơn 44 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án vẫn đáng trong tình trạng “nằm trên giấy”, cuộc sống của dân vẫn tiếp tục chịu ô nhiễm nguy hiểm đến mạng sống.
Những lợi nhuận kinh tế trước mắt từ nghề tái chế nhôm đang dần hủy hoại sức khỏe, tính mạng của chính người dân Mẫn Xá và các thôn lân cận. Nơi đây người ta không còn gọi với cái tên làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá nữa, mà từ lâu nó được thay thế bằng “làng ung thư”. Cơ quan chức năng và người dân không tìm cách xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm này thì người dân sẽ phải chịu sống chung với cảnh này trong thời gian rất dài nữa.
Thu Thương – Nguyễn Vân
Cùng chuyên mục
Bình luận