Sặc sỡ sắc màu trong tranh Hoàng Duy Vàng
(Sóng Trẻ) - Chiều ngày 01/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh “Ở đâu cũng thế” của họa sỹ 8X Hoàng Duy Vàng. Triển lãm sẽ kéo dài tới ngày 5/11.
Nhìn gần, những bức vẽ chỉ gồm tầng tầng lớp lớp các nét vẽ rực rỡ xếp chồng lên nhau, nhưng khi chiêm ngưỡng từ phía xa, các hình khối lại nổi lên rõ nét và thú vị.
16 tác phẩm mới của Hoàng Duy Vàng rất khác biệt. Vàng đặt điểm nhấn vào hàng loạt những đường kẻ, những vệt màu rõ nét và phổ màu sinh động. Không sử dụng những khái niệm truyền thống về cách sắp đặt tranh và mô típ đặt điểm chú ý vào chính giữa, nghệ sĩ trẻ đã sử dụng những đường nét hỗn loạn và những hình dáng không rõ hét nhằm chuyển đến thông điệp về sự êm dịu và hay thay đổi của thực tại và truyền cảm tất cả cảm xúc riêng của anh lên tranh.
Tình bạn
Người xem sẽ có cảm giác những hình ảnh trên tranh của Vàng lặp đi lặp lại khi cố gắng khác định hình khối của một vật đã quen thuộc. Ví dụ như bức “Ngày cưới” hoặc “Thiên đường trên phố”; ở đó có bóng dáng của con người trong “Gia đình”, “Nụ hôn” hay “Adam và Eve” và cả sừng động vật trong “Con người và loài vật” và “Lễ hội đâm trâu”.
Cả tranh phong cảnh trừu tượng và tranh cảnh biểu hiện trong loạt tranh này đều đặc tả sự chuyển động đầy ấn tượng của cuộc sóng và phản ảnh động thái ứng biến mạnh mẽ của họa sỹ.
Đối với Hoàng Duy Vàng: Tấm toan vừa là vũ đài để người họa sỹ thể hiện mình, vừa là nơi để người họa sỹ tái tạo lại, thiết kế lại, phân tích sự vât hoặc thể hiện một sự vật có thật hoặc tưởng tượng. Cái sắp xuất hiện trên tấm toan không phải là bức hình mà là một sự kiện.
Tên cuộc triển lãm “Ở đâu cũng thế” đã nói lên mối quan tâm của Hoàng Duy Vàng với thế giới xung quanh. Đối với tác giả “cũng thế”, không có nghĩa là giữ nguyên hiện trạng trong mọi thời điểm. Hoàng Duy Vàng muốn nói đến quá trình của sự thay đổi, sự chuyển đổi và biến hóa, mang tính toàn cầu, toàn diện và mãi mãi trong cuộc sống của chúng ta.
Nhìn gần, những bức vẽ chỉ gồm tầng tầng lớp lớp các nét vẽ rực rỡ xếp chồng lên nhau, nhưng khi chiêm ngưỡng từ phía xa, các hình khối lại nổi lên rõ nét và thú vị.
16 tác phẩm mới của Hoàng Duy Vàng rất khác biệt. Vàng đặt điểm nhấn vào hàng loạt những đường kẻ, những vệt màu rõ nét và phổ màu sinh động. Không sử dụng những khái niệm truyền thống về cách sắp đặt tranh và mô típ đặt điểm chú ý vào chính giữa, nghệ sĩ trẻ đã sử dụng những đường nét hỗn loạn và những hình dáng không rõ hét nhằm chuyển đến thông điệp về sự êm dịu và hay thay đổi của thực tại và truyền cảm tất cả cảm xúc riêng của anh lên tranh.
Tình bạn
Người xem sẽ có cảm giác những hình ảnh trên tranh của Vàng lặp đi lặp lại khi cố gắng khác định hình khối của một vật đã quen thuộc. Ví dụ như bức “Ngày cưới” hoặc “Thiên đường trên phố”; ở đó có bóng dáng của con người trong “Gia đình”, “Nụ hôn” hay “Adam và Eve” và cả sừng động vật trong “Con người và loài vật” và “Lễ hội đâm trâu”.
Cả tranh phong cảnh trừu tượng và tranh cảnh biểu hiện trong loạt tranh này đều đặc tả sự chuyển động đầy ấn tượng của cuộc sóng và phản ảnh động thái ứng biến mạnh mẽ của họa sỹ.
Đối với Hoàng Duy Vàng: Tấm toan vừa là vũ đài để người họa sỹ thể hiện mình, vừa là nơi để người họa sỹ tái tạo lại, thiết kế lại, phân tích sự vât hoặc thể hiện một sự vật có thật hoặc tưởng tượng. Cái sắp xuất hiện trên tấm toan không phải là bức hình mà là một sự kiện.
Tên cuộc triển lãm “Ở đâu cũng thế” đã nói lên mối quan tâm của Hoàng Duy Vàng với thế giới xung quanh. Đối với tác giả “cũng thế”, không có nghĩa là giữ nguyên hiện trạng trong mọi thời điểm. Hoàng Duy Vàng muốn nói đến quá trình của sự thay đổi, sự chuyển đổi và biến hóa, mang tính toàn cầu, toàn diện và mãi mãi trong cuộc sống của chúng ta.
Minh Gianh
Lớp Truyền hình k29a2
Lớp Truyền hình k29a2
Cùng chuyên mục
Bình luận