Sinh viên Đại học và câu chuyện ngồi nhầm lớp

(Sóng trẻ) - Sinh viên ra trường có đến 30% làm việc trái ngành vì không phù hợp với khả năng, 40% chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp (theo số liệu của sở Lao Động Thương Binh Xã Hội). Trên thực tế hiện nay, chuyện sinh viên đại học “ngồi nhầm lớp” đã không còn là chuyện hiếm. 

Sinh viên “đi lạc đường”

Trong khoảng thời gian khá khủng hoảng nửa cuối năm 12, không phải ai cũng đủ sáng suốt để chọn lựa ra một ngành học theo đúng sở trường, nhiều sĩ tử đành phải “tặc lưỡi” chọn bừa một trường đại học nào đó. Kèm theo tâm lí “đỗ trước đã, học gì tính sau” mà nhiều học sinh đã lỡ chọn phải ngành học hoàn toàn không phù hợp với bản thân.

Có trường hợp như Tâm (Nghệ An), từ lớp 9 với ước mơ trở thành một biên dịch viên nên cô quyết tâm thi khoa tiếng Anh, đại học Hà Nội. Thế nhưng, đến lúc làm hồ sơ thi đại học, cô lại cảm thấy không đủ khả năng. Cuối cùng,  Tâm từ bỏ ngôi trường mơ ước từ nhỏ để thi vào một ngành học không liên quan – khoa báo chí của trường Đh Khoa học xã hội và Nhân văn. 

Sau 2 năm theo học, cô nhận ra mình thật sự không thể làm báo khi có bản tính thụ động, lười đi lại và không có nhiều khả năng viết lách. Từ khi vào trường, trình độ học tiếng Anh cũng sa sút đi nhiều. Bây giờ, cô như đứng giữa một con đường lớn mà không biết đi theo hướng nào. 

Tâm thẳng thắn thừa nhận: “Thời gian đó áp lực lắm, học thì không quá xuất sắc, tìm được trường phù hợp với sức học là may mắn lắm rồi. Không có thời gian để nghĩ sau này sẽ làm gì”. 

ea94951b5_1.jpg

Nhiều sinh viên vẫn không xác định được tương lai cho mình 

Nhiều người học y nhưng sợ máu, học sư phạm mầm non lại không thích trẻ con, hay học ngành quan hệ công chúng thì ngại giao tiếp. Đó là lí do vì sao những buổi hướng nghiệp trung học phổ thông lại quan trọng đến vậy. Bởi một số lớn học sinh, sinh viên vẫn còn mơ hồ giữa ngành học và công việc thực tế. Nhiều bạn dù sắp ra trường vẫn rất lúng túng và chưa thực sự định hướng được công việc sau này của mình sẽ như thế nào.

Không có ước mơ đặc biệt, cũng không định hướng rõ ràng. N.Huyền (ĐH Kinh doanh và Công nghệ) đã từng nộp cả chục bộ hồ sơ theo “gợi ý” của bố mẹ. Huyền chia sẻ: “Không biết có hợp với mình hay không, nhưng cứ phải nghe theo, ít nhất sau này bố mẹ còn xin việc cho luôn. Học ngành khác rồi tự mình bươn chải thì mệt lắm”.  

Thói quen thụ động, không muốn tự mình cố gắng mà chỉ muốn “dựa hơi” gia đình cũng là tâm lí chung của một số đông sinh viên hiện nay. Thế nên, mặc dù không thật sự thích nhưng Huyền hay rất nhiều bạn trẻ khác cũng không có ý kiến phản đối. Bởi cũng chẳng bấu víu được vào lí do nào khi chính các bạn ấy cũng không thực sự biết mình muốn gì. 

ea94951b5_2.jpg

Tâm lí phải vào đại học là rào cản của nhiều ước mơ 

Thạc sĩ Phạm Sinh (Giảng viên ĐH Mỹ thuật công nghiệp) bày tỏ ý kiến: “Việc giới trẻ e ngại, không dám thể hiện ước mơ cũng là điều dễ hiểu trong tình trạng khủng hoảng thất nghiệp như hiện nay. Nhiều sinh viên mặc dù vẫn biết ngành học của mình không phù hợp thì cũng không thể rút chân ra. Xã hội chúng ta vẫn còn có rất nhiều rào cản vô hình ngăn cản họ làm việc đó”. 

Tất nhiên, cũng có một vài trường hợp can đảm rẽ hướng và làm lại từ đầu. Xuân Vĩnh, cách đây 7 năm đã từng là sinh viên của trường Cao đẳng sư phạm Thái nguyên chuyên ngành sinh học. Đã giảng dạy được hơn hai năm, nhưng càng ngày, nhiệt huyết đối với nghề giáo ngày càng giảm đi. 

Những tiết học nhàm chán thiếu trách nhiệm, và anh cũng không tìm thấy một chút hứng thú nào với giảng đường nữa. Thế nên, bất chấp mọi sự phản đối của gia đình, cùng với tuổi tác hơi “quá đát” cho việc làm sinh viên, Vĩnh vẫn quyết tâm ôn và thi lại đại học Thương mại chuyên ngành quản trị kinh doanh. 

"Đâm lao thì phải theo lao"

Trên thực tế, không phải ai cũng có can đảm đối mặt với nhiều rào cản để từ bỏ những gì mình đã học và tìm hướng đi mới như Vĩnh. Với một vài người, khi đã “lầm đường lạc lối”, sau những ngày tháng tiếc nuối dằn vặt thì cũng đã tự tìm ra con đường cho mình để thoát ra khỏi hố sâu. 

Tâm (ĐH KHXH&NV) như đã nói ở trên, cô không có nhiều khả năng viết báo, thế nhưng, cô lại có một niềm đam mê lớn tới thời trang. Với kiến thức báo chí nền tảng, kèm theo những hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực này đã giúp Tâm dễ dàng làm cộng tác viên trong chuyên mục thời trang của một trang báo điện tử. Cố gắng tìm hướng đi đúng đắn để phát huy thế mạnh, giờ đây, Tâm vừa có thế vận dụng kiến thức được học, vừa có được công việc theo đúng sở thích của mình. 

Ngược lại với Tâm, H.Đ. Nhã (Hà Tĩnh) học chuyên ngành học Luật kinh tế nhưng lại có niềm đam mê đối với nghiệp báo. Từ năm hai của đại học, anh đã viết rất nhiều phóng sự có chiều sâu và cộng tác cho báo thể thao. Nhưng không vì thế mà Nhã sao nhãng việc học, tốt nghiệp đại học Luật với tấm bằng loại khá và khi ra trường anh vẫn chọn được công việc theo đúng ước mơ của mình – phóng viên báo pháp luật. Anh từng chia sẻ: “Đến với nghiệp viết lách là duyên nợ. Đã là duyên nợ thì không thể thay thế bằng nghề khác được. Đối với nghề báo, là nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề”. 

Trần Phương học ngành công nghệ thông tin, nhưng lại chỉ có hứng thú với nhiếp ảnh. Tuy nhiên, Phương vẫn đi làm theo đúng ngành mình học. Anh chậc lưỡi: “Thôi đã học rồi thì không nên bỏ phí kiến thức. Chỉ có là bất cứ lúc nào rảnh rỗi mình cũng phải xách máy đi chụp ảnh cho thỏa nỗi thèm muốn”. 

Những người này đang cố gắng nhất có thể để đến gần hơn với ước mơ của mình. Đó là những cách để họ tồn tại tiếp với nghề mà họ đã chọn lựa. Khi chúng ta qua tuổi trẻ tự do, đến lúc phải bắt đầu bươn chải để tự lo cho cuộc sống thì dù khó khăn đến mấy cũng phải thích nghi và phát huy năng lực cá nhân.

Phan Thùy Trang

BMĐT – K30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN