Sinh viên thụ động trong việc tự học
(Sóng trẻ)- Mặc dù các trường đại học đều đã chuyển sang áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ, yêu cầu tinh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên rất cao. Nhưng rất nhiều sinh viên thụ động trong việc tự học, tích lũy kiến thức.
Việc “đọc – chép” phổ thông vẫn tồn tại trong giảng đường đại học
Từ bậc phổ thông, nhiều sinh viên quen đã với phương pháp “đọc – chép” nên khi bước chân vào giảng đường đại học, làm quen với phương pháp học tập mới đã gặp phải không ít khó khăn, bỡ ngỡ.
Nhiều tân sinh viên bỡ ngỡ với phương pháp học mới ở đại học
Bạn Mạc Thu Trang, sinh viên K36, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Khi vào đại học, giảng viên yêu cầu sinh viên tự học, tự nghiên cứu tài liệu bên nài là chính nên mình rất là hoang mang, không biết phải bắt đầu từ đâu”.
Các trường đại học đều đã chuyển hình thức đào tạo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, coi người học là trung tâm của đào tạo, phát huy tối đa năng lực tự nghiên cứu và làm việc nhóm của sinh viên.
Số tiết học giảm xuống cùng với đó những buổi thảo luận, thực hành tăng lên đòi hỏi sinh viên phải phát huy tối đa khả năng tự học của bản thân. Sinh viên giờ đây là trung tâm, là người chủ động tìm hiểu, đưa ra và giải quyết vấn đề, còn giảng viên chỉ là người hỗ trợ sinh viên tìm chọn và xử lý thông tin.
Ảnh hưởng của phương pháp “đọc – chép” từ phổ thông khiến sinh viên rất khó chuyển sang phương pháp tự học. Đọc, chép, hết môn ôn theo đề cương, có trọng tâm, trọng điểm và thụ động trong tiếp thu kiến thức trở thành điệp khúc quen thuộc.
Ngại phản biện, ngại tư duy, xấu hổ khi đứng lên trả lời và tâm lý “sợ” trả lời sai sẽ bị các bạn cười chê của sinh khiến nhiều giảng viên quay lại hình thức “đọc – chép”. Những tiết học luôn rơi vào trong tình trạng thầy hỏi, sinh viên cúi mặt xuống bàn.
Cô Lê Thị Mỹ Dung, giảng viên Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp chia sẻ: “Mỗi giờ dạy, giảng viên thường đưa ra những câu hỏi nằm trong phạm vi bài học nhằm giúp sinh viên ôn bài vừa khơi dậy tinh thần tự giác, tự tin của sinh viên cũng như không khí của lớp học, thế nhưng có một điều rất buồn là ít khi có cánh tay nào giơ lên phát biểu. Như vậy, vô tình câu hỏi của giảng viên mang đến một áp lực lớn cho sinh viên, còn riêng giảng viên thì không khỏi cảm thấy chán nản, mất hứng giảng bài”.
Những buổi thảo luận mà ở đó sinh viên là trung tâm của buổi học không được coi trọng, giảng viên với vai trò người hướng dẫn, trợ giúp kiêm luôn nhiệm vụ đặt câu hỏi phản biện và sắp xếp việc làm nhóm của sinh viên. Đối với sinh viên, việc tìm hiểu và tranh luận là nhiệm vụ của bạn nhóm trưởng. Bạn Bùi Thúy Linh, sinh viên Đại học Phương Đông cho rằng sinh viên hiện nay rất thu động, đặc biệt khi làm việc nhóm không có trách nhiệm và ỷ lại vào nhóm trưởng.
Phải chăng phương pháp giáo dục phổ thông đã khiến cho những sinh viên ỷ lại, thui chột khả năng sáng tạo, tư duy của bản thân.
Hậu quả của việc thụ động
Được trang bị hiện đại, với số lượng sách báo, tạp chí, giáo trình lên tới hàng trăm ngàn bản, thế nhưng Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn trong cảnh chỉ có lác đác vài sinh viên.
Sinh viên lười đến thư viện, không tự mày mò, nghiên cứu tài liệu. Nhiều sinh viên còn không có cho mình giáo trình môn học.
Chuyện “đọc – chép”, ngại phản biện, ngại tư duy đang trở thành căn bệnh của mỗi sinh viên. Các tiết chìm trong im lặng sau khi giảng viên đưa ra câu hỏi để sinh viên thảo luận. Mặc dù liên tục được khuyến khích nêu ý kiến để tranh luận, phản biện nhưng với suy nghĩ mình không nói thì người khác nói .... nên tất cả đều im lặng, không khí lớp học trở nên rất nặng nề. Chất lượng giờ học vì thế mà giảm xuống.
Bạn Đỗ Hiển Vi, sinh viên K35, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ:
Với tâm lý “ngại”, nhiều sinh viên đã không trao đổi với giảng viên những khó khăn, thắc mắc của bản thân trong quá trình học tập.
Đến cuối kỳ học, dù được giảng viên cung cấp bộ đề cương ôn tập và hướng dẫn nhưng rất nhiều sinh viên chọn giải pháp mua đề cương tại các quán photo trước cổng trường. Không cần biết là những bộ đề cương này chất lượng như nào, nhưng hậu quả nhãn tiền ở ngay trước mắt.
Những bộ đề cương bé bằng bàn tay có thể tìm thấy ở các quán phôt trước cổng trường
Sau mỗi kì thi, nhiều sinh viên bị lập biên bản do vi phạm quy chế thi và đối với những sinh viên học theo những bộ đề cương mua nài hàng photo thì kết quả không cao.
Kiến thức nhà trường cung cấp chỉ vào khoảng 40% lượng kiến thức để bắt đầu sự nghiệp, còn lại do chính bản thân tự nỗ lực tìm hiểu và học tập. Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có khoảng 10 -30% số sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp.
Con số 225.000 cử nhân thất nghiệp năm 2016 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố năm 2016 sẽ không ngừng tăng trong những năn tới, khi mỗi năm cả nước có hàng trăm nghìn sinh viên tốt nghiệp.
Đào Tuấn
ĐPT K34 A1
Cùng chuyên mục
Bình luận