Sống chung với... chuột
(Sóng Trẻ) - Đối với các bạn sinh viên, được học tập và sinh hoạt trong kí túc xá của trường là một điều kiện rất thuận lợi nhưng bên cạnh đó, các bạn lại phải đối mặt với không ít khó khăn như mất điện, mất nước, sự ồn ã và đặc biệt là nỗi kinh hoàng về chuột.
Nhắc đến lại… rùng mình
Khi còn học năm thứ nhất, mới được vào kí túc xá, Thanh Thảo - sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền đã phải trải qua nỗi sợ hãi mà cho tới tận bây giờ khi nhắc lại vẫn còn rùng mình: “Hôm đó là đêm đầu tiên mình ngủ trong phòng kí túc. Nửa đêm bỗng có cảm giác buồn buồn ở chân, rồi sau đó thấy nhói đau, giật mình bật đèn tỉnh dậy thì thấy có con chuột rất to chui ra khỏi màn. Lần đầu bị chuột cắn mình rất sợ nhưng nghĩ là không sao nên chẳng để ý đến. Khoảng 2 hôm sau đó thấy ở chân cứ sưng lên một cục, bố mẹ phải đưa mình về nhà đi khám. Rất may là mình chỉ bị nhiễm trùng nhẹ, sau gần một tuần thì khỏi hẳn”.
Những khu nhà ẩm thấp là nơi sinh sống của lũ chuột
Cả phòng của Thảo cũng thi nhau kể về nỗi kinh hoàng khi phải sống chung với chuột: “Nhiều khi đang ngồi nói chuyện trong phòng giữa ban ngày nhưng chuột cứ chạy qua chạy lại dưới gậm giường, ban đêm nhiều hôm bị đánh thức giấc ngủ bởi tiếng chuột chạy như “hành quân” trên trần nhà”.
Nài việc bị cắn vào chân, tay, nhiều bạn buổi tối còn bị chuột nhấm cả tóc, cắn đồ ăn, quần áo, chăn màn. Vào những hôm trời mưa chúng còn chạy làm bẩn sách vở, gây thiệt hại không ít cho các bạn sinh viên sống trong kí túc xá.
Vừa sợ bị chuột cắn, vừa lo cho sức khỏe nên nhiều bạn đã chủ động xin chuyển ra nài để ở cho an toàn.
Giải pháp và sự cầu cứu
Tình trạng này đã trở thành phổ biến ở một số khu nhà của kí túc xá các trường đại học, cao đẳng. Vì vậy, một số bạn đã có những giải pháp để hạn chế sự hoành hành của lũ chuột.
Bạn Lường Hồng (Đại Học Sư Phạm Hà Nội) chia sẻ: “Nếu là đồ ăn thì phải cất trong thùng hoặc hộp nhựa đóng kín nắp, hay có thể làm dây móc treo lên trần nhà, những chỗ mà chuột không thể bò tới được. Mình không dám để quần áo bừa bãi như trước nữa, dây điện, dây mạng cũng phải treo cao lên”.
Đồ ăn được treo lên cao
Nài ra, các bạn cũng đã dùng biện pháp diệt chuột như mua tấm dính chuột, bẫy chuột đặt trong phòng để hạn chế khi bị chuột phá phách. Vào dịp cuối tuần hay những kì nghỉ dài như nghỉ hè, nghỉ tết về quê, các bạn thường gấp quần áo, chăn, chiếu vào túi rồi treo lên giữa những thanh giường tránh những chỗ chuột có thể chạy qua.
Dù có nhiều sáng kiến như vậy nhưng chỉ hạn chế được phần nào nỗi lo sợ về chuột. Sinh viên cần sự giúp đỡ, quan tâm hơn nữa từ phía các thầy cô trong ban quản lý kí túc xá các trường, đưa ra các biện pháp diệt chuột để đảm bảo cuộc sống và học tập.
Nhắc đến lại… rùng mình
Khi còn học năm thứ nhất, mới được vào kí túc xá, Thanh Thảo - sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền đã phải trải qua nỗi sợ hãi mà cho tới tận bây giờ khi nhắc lại vẫn còn rùng mình: “Hôm đó là đêm đầu tiên mình ngủ trong phòng kí túc. Nửa đêm bỗng có cảm giác buồn buồn ở chân, rồi sau đó thấy nhói đau, giật mình bật đèn tỉnh dậy thì thấy có con chuột rất to chui ra khỏi màn. Lần đầu bị chuột cắn mình rất sợ nhưng nghĩ là không sao nên chẳng để ý đến. Khoảng 2 hôm sau đó thấy ở chân cứ sưng lên một cục, bố mẹ phải đưa mình về nhà đi khám. Rất may là mình chỉ bị nhiễm trùng nhẹ, sau gần một tuần thì khỏi hẳn”.
Những khu nhà ẩm thấp là nơi sinh sống của lũ chuột
Cả phòng của Thảo cũng thi nhau kể về nỗi kinh hoàng khi phải sống chung với chuột: “Nhiều khi đang ngồi nói chuyện trong phòng giữa ban ngày nhưng chuột cứ chạy qua chạy lại dưới gậm giường, ban đêm nhiều hôm bị đánh thức giấc ngủ bởi tiếng chuột chạy như “hành quân” trên trần nhà”.
Nài việc bị cắn vào chân, tay, nhiều bạn buổi tối còn bị chuột nhấm cả tóc, cắn đồ ăn, quần áo, chăn màn. Vào những hôm trời mưa chúng còn chạy làm bẩn sách vở, gây thiệt hại không ít cho các bạn sinh viên sống trong kí túc xá.
Vừa sợ bị chuột cắn, vừa lo cho sức khỏe nên nhiều bạn đã chủ động xin chuyển ra nài để ở cho an toàn.
Giải pháp và sự cầu cứu
Tình trạng này đã trở thành phổ biến ở một số khu nhà của kí túc xá các trường đại học, cao đẳng. Vì vậy, một số bạn đã có những giải pháp để hạn chế sự hoành hành của lũ chuột.
Bạn Lường Hồng (Đại Học Sư Phạm Hà Nội) chia sẻ: “Nếu là đồ ăn thì phải cất trong thùng hoặc hộp nhựa đóng kín nắp, hay có thể làm dây móc treo lên trần nhà, những chỗ mà chuột không thể bò tới được. Mình không dám để quần áo bừa bãi như trước nữa, dây điện, dây mạng cũng phải treo cao lên”.
Đồ ăn được treo lên cao
Nài ra, các bạn cũng đã dùng biện pháp diệt chuột như mua tấm dính chuột, bẫy chuột đặt trong phòng để hạn chế khi bị chuột phá phách. Vào dịp cuối tuần hay những kì nghỉ dài như nghỉ hè, nghỉ tết về quê, các bạn thường gấp quần áo, chăn, chiếu vào túi rồi treo lên giữa những thanh giường tránh những chỗ chuột có thể chạy qua.
Dù có nhiều sáng kiến như vậy nhưng chỉ hạn chế được phần nào nỗi lo sợ về chuột. Sinh viên cần sự giúp đỡ, quan tâm hơn nữa từ phía các thầy cô trong ban quản lý kí túc xá các trường, đưa ra các biện pháp diệt chuột để đảm bảo cuộc sống và học tập.
Phạm Lương
Lớp Phát thanh K.29
Lớp Phát thanh K.29
Cùng chuyên mục
Bình luận