Sự lên ngôi của Local Brands

(Sóng Trẻ) - Từ niềm đam mê thời trang, những người trẻ đã và đang tạo nên những thương hiệu cho chính mình khiến làng thời trang Việt ngày càng phong phú và mang lại những sắc riêng, khác biệt với những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới du nhập vào Việt Nam.

Local brands là gì? 

Local brands – hiểu theo nghĩa gốc "Thương hiệu địa phương" nhưng khi sử dụng trong thời trang thì chính là một đội tự đứng ra thiết kế, sản xuất những mặt hàng thời trang như quần áo, túi, giày dép, trang sức và thậm chí có cả nước hoa, tình dầu... Một khi "local brand" có được lượng thu nhập ổn định, giữ được thương hiệu riêng của mình thì sẽ phát triển ra nhiều chi nhánh trước hết là ở trong nước sau đó sẽ vươn xa ra thế giới – thành thương hiệu có thể mang mác “international brand”. 

Local brands ngày càng được yêu thích tại thị trường Việt Nam 

Thời trang Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều những “local brands” đủ để cho thấy hiện tại nhu cầu “local brands” tăng. “Local brands” từ các brand cao cấp đến các brand trung cấp... đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng tốt và mang lại sự phù hợp cho khách hàng. 

The New District có thể xem như một đơn vị tổ chức hợp chợ thời trang cho các local brands tầm trung. Hiện nay, The New District được tổ chức khoảng 1 tháng/1 lần tại TP Hồ Chí Minh và 3 tháng/1 lần tại Hà Nội. Các gian hàng local brands tại The New District đã lên tới con số gần 150. Lượng người đến mua sắm tại các local brands ở The New District khoảng 1000 – 1500 người, đa số là giới trẻ, đó là một minh chứng cho sự phát triển của local brands tại Việt Nam. 

5355eeb92_tnd2.jpg
Một phần các local brands tham gia The New District. 
5355eeb92_tnd3.jpg
Cảnh các bạn trẻ đợi hội chợ mở cửa.

Bảo Ngọc (Học viện Tài chính) chia sẻ: “2-3 năm trở lại đây, mình chỉ chọn những local brands để mua quần áo. Thứ nhất vì local bands có khá nhiều phong cách khác nhau mà mình có thể thay đổi theo mùa hay theo trend, thứ hai là local brands giá thành vừa phải và chất lượng tốt nữa.” 

5355eeb92_bn_1.jpg
 Bảo Ngọc trong set đồ của Bloomode. 

Bạn Vương Linh (ĐH Nại thương) cho biết: “Phong cách của mình là nữ tính, dịu dàng, thế nên mình hay chọn những local brands theo phong cách như vậy. Hầu như bộ sưu tập mới ra mắt của brands mình yêu thích mình cũng có 1-2 chiếc, giá thành mà chất vải rất ổn nên mình theo những brands đó được mấy năm rồi.” 
Vương Linh (bên trái) tại của hàng của Bleubird. 

5a276244f_vl.jpg

Vương Linh (bên trái) tại của hàng của Bleubird. 

5355eeb92_tnd1.jpg

Một góc tại hội chợ. 

Những khó khăn khi phát triển “local brands” 

Khoảng năm 2012 – 2013 là giai đoạn những đồ nhập kém chất lượng lẫn phong cách đang bão hòa, những brand như ZARA, H&M,... và đồ do những nhà thiết kế nổi tiếng lại không hề rẻ thì những người trẻ Việt sáng tạo ra những “local brands” đầu tiên như WEPHOBIA, COCOSIN... “Local brands” với chất lượng tốt, giá thành vừa phải, lại mang đặc trưng riêng của từng brands khiến cho làng thời trang bắt đầu có sự thay đổi mới. 

5a276244f_wephobia.jpg
Cửa hàng WEPHOBIA Hà Nội. 

Minh Anh Nguyễn và Daisy Nguyễn Bảo là hai cô chủ của thương hiệu WEPHOBIA – một trong những “local brands” đầu tiên của Việt Nam, chia sẻ về những khó khăn khi phát triển thương hiệu: “Từ việc hoàn thiện sản phẩm, làm thế nào để chọn được sản phẩm vừa phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhưng mà cũng nói lên tính cách của thương hiệu, thì việc đó là việc luôn luôn bọn mình phải giữ cân bằng. Nhưng tất cả các sản phẩm được chọn ra đều phải trả lời câu hỏi chung: liệu khách hàng có thoải mái và họ có mặc được sản phẩm hay không?”  

5a276244f_wephobia2.jpg
Minh Anh Nguyễn và Daisy Nguyễn Bảo chuẩn bị trang phục cho BST mới của WEPHOBIA. (Ảnh:WEPHOBIA) 

Daisy Nguyễn Bảo cũng cho biết thêm việc tiếp cận khách hàng, truyền tải câu chuyện của thương hiệu cho khách hàng cũng là một khó khăn đối với hai người. Hơn nữa, với thị trường hiện nay như một sự bùng nổ của “local brands” tại Việt Nam, sự cạnh tranh khá là khốc liệt thì việc khẳng định thương hiệu và luôn luôn tập trung vào đặc trưng của thương hiệu để phát triển.  

Không chỉ có các cô gái đam mê thời trang sáng tạo ra sản phẩm của riêng mình mà có cả những chàng trai đã làm nên thương hiệu của chính mình. GEKKO SAIN là 1 thương hiệu về thời trang đường phố được thành lập bởi anh Phúc – anh Toms vào tháng 4 năm 2016. Thời trang của GEKKO nhắm tới khá đa dạng, từ streetwear tới oldschool và sau này GEKKO mong muốn đạt tới phong cách tầng trung và mang thời trang đường phố tới mọi người.

Từ khi mới thành lập, GEKKO thực sự khó khăn để có thể định vị thương hiệu trên thị trường, ít người biết tới thương hiệu. Dù hình ảnh có tốt, có được đầu tư, nhưng thực sự khó để thông qua hình ảnh mà từ đó truyền tải được chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm thật. Đó cũng là vấn đề chung của local brand mới thành lập. 
Trong tâm lí còn sính nại khá cao của thị trường Việt, việc duy trì phong cách chính của brand cũng còn gặp nhiều khó khăn, khi thương hiệu còn chưa nhiều người biết đến. Anh Phúc chia sẻ, “Để có thể có đủ tài chính phát triển thương hiệu, GEKKO “phải” cho ra mắt những bộ đồ theo xu hướng để có thể xoay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi, có thể gây tổn hại đến hình ảnh thương hiệu bất kì lúc nào, do đó hầu hết những đợt sản xuất đầu đều được giới hạn và không sản xuất thêm lần nào nữa.”

Hết mình vì sản phẩm 

Hiện nay, thị trường thời trang Việt Nam ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Những thương hiệu kể trên hay những thương hiệu mới thành lập và đã đứng vững trên thị trường đã trải qua rất nhiều cách khắc phục khó khăn để đến với thị trường. Không phải ai cũng được định hướng thời trang ngay từ đầu, họ phải học hỏi từng loại vải, cách thiết kế, suy nghĩ từng chiến lược quảng bá thương hiệu từ con số 0. 

Chị Quách Ý Nhi – sáng lập ra thương hiệu Asp, chia sẻ: Mình luôn tâm niệm phải làm tất cả vì khách hàng, phải luôn cho ra một sản phẩm tốt nhất với chất liệu tốt và phong cách vừa theo xu hướng lại vừa theo phong cách thương hiệu. Đến bây giờ thương hiệu của mình đã được 2 năm và dần ổn định, mình nghĩ rằng mỗi người phải dành sự nghiêm túc, 100% sức lực để đặt vào sản phẩm thì mới phát triển được. Nếu không có tâm, thương hiệu của bạn sẽ dần bị loại bỏ.” 

5355eeb92_teelay.jpg
Quách Ý Nhi với set đồ từ Asp. 

Điều làm cho họ thành công là họ luôn phát triển, học hỏi không ngừng và luôn coi trọng sự nghiệp kinh doanh của bản thân khi gắn liền với sở thích. Làng thời trang luôn có những cái mới, chỉ cần những người mong muốn xây dựng cho mình một thương hiệu riêng phải làm với tất cả tâm huyết và nghiêm túc với con đường đi của mình thì sản phẩm chắc chắn sẽ được đón nhận.  

Hoàng Thùy Dương


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN