Tắm cho bệnh nhân tâm thầ
(Sóng Trẻ) - Khi mặt trời vừa ló rạng, đường phố đang vươn mình sau một đêm mưa dầm cuối tháng 7, đoàn thiện nguyện viên trẻ của Hội sự nghiệp từ thiện Minh Đức đã lên đường đến với các bệnh nhân tâm thần Khu Điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì (Phú Thọ) và Trại điều dưỡng tâm thần Hà Nội (Thuỵ An, Ba Vì, Sơn Tây). Trong 2 ngày (21, 22/7) tại hai địa điểm này, họ đã tắm, gội, dọn vệ sinh phòng ở cho bệnh nhân tâm thần.
Chúng ta đi tắm thôi nào!
“Bây giờ bác cháu mình cùng đi tắm nhé, dạ, bác cởi quần áo nào, tốt lắm, thế , giờ bác nhắm mắt lại cháu dội nước nhé.” Tú Anh vừa nựng, vừa khéo léo tắm cho cô Tâm - một bệnh nhân bị chứng hoang tưởng ở khu bệnh nhân nữ của Trại điều dưỡng tâm thần Hà Nội. Công việc chính của Lý Hoàng Tú Anh, sinh viên năm 3, Học viện Báo chí – Tuyên truyền và các thiện nguyên trẻ là dọn vệ sinh phòng ở và tắm gội, mặc quần áo mới cho tất cả các bệnh nhân tâm thần.
Sau khi 12 tay kéo của CLB “Những tay kéo tình nguyện” TP. Hồ Chí Minh cắt tóc xong cho bệnh nhân, các bạn trẻ nhanh chóng đưa bệnh nhân đi tắm gội và thay quần áo mới cho họ. Trong lúc đó, đội còn lại cùng các phật tử của Hội dọn vệ sinh phòng ở và nấu cơm cho các bệnh nhân.
Khi nói đến bệnh nhân tâm thần, hẳn ai cũng có cảm giác ngần ngại bởi họ đã vô thức, không làm chủ được hành động, suy nghĩ của mình. Các bạn trẻ khi tham gia chương trình này cũng vậy. Nguyễn Việt Bắc, sinh viên Đại học Dược Hà Nội chia sẻ: “Ban đầu mình cũng rất lo vì không biết sẽ phải làm thế nào nếu như bệnh nhân có biểu hiện khác thường, nhưng khi bắt tay vào làm mọi cảm giác ấy đều tan biến. Những bệnh nhân ấy rất hiền, tụi mình nói họ nghe theo ngay.” Hầu hết với các bạn, đây là lần đầu tiên tắm cho một ai đó. Nhất là các bạn nam thường không khéo bằng những bạn nữ. Nhưng họ lại tỏ ra hết sức khéo léo và chuyên nghiệp: xoa xà bông, kì cọ, dội nước... Mọi khâu đều được họ làm cẩn thận và nhanh chóng, tránh trường hợp để bệnh nhân bị lạnh.
Không ít bệnh nhân mắc các bệnh lây nhiễm, như trường hợp của bệnh nhân Phương, cô bị ghẻ làm tổ khắp người, ghét đóng bảng hệt như tấm thảm nhiều màu sắc lâu ngày không giặt. Cô ngồi lê khắp sân rồi cấu xé chỗ đau và la hét, không cho ai đến gần. Các bạn nữ phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ mới đưa được cô vào tắm
Toàn bộ bệnh nhân tâm thần Khu điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì (150 bệnh nhân) và Trại Điều dưỡng bệnh nhân tâm thần Hà Nội (hơn 400 bệnh nhân) đã được cắt tóc, tắm gội và mặc những bộ quần áo mới, ăn bữa cơm chay thịnh soạn do Hội thết đãi.
Vận trên người bộ quần áo mới, nhiều bệnh nhân hớn hở khoe với bác sĩ: “Cán bộ ơi, hôm nay tớ có áo mới nhá, sướng thế”. Bác sĩ Hán Ngọc Đức, Trưởng khoa điều trị bệnh nhân nặng, Khu điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì cười tươi nói:“Tôi làm việc ở trung tâm gần 30 năm nay, đây là lần đầu tiên có một chương trình tình nguyện gần gũi với bệnh nhân đến vậy. Dù chương trình chỉ trong một ngày nhưng tôi nhận thấy niềm vui thực sự trong các bệnh nhân.” Niềm vui của họ có thể chỉ trong vô thức nhưng đó lại là một liều thuốc an thần kì diệu.
Sống đẹp hơn mỗi ngày!
Chương trình “Chăm sóc bệnh nhân tâm thần” là một hoạt động từ thiện rất mới ở miền Bắc. Chương trình được Hội sự nghiệp từ thiện Minh Đức chuẩn bị cách đây 6 tháng, cũng là lần thứ 2 họ tiến hành hoạt động từ thiện tại miền Bắc. Hội do Đại đức Thích Giải Hiền, thạc sĩ Đông Nam Á học, phó trụ trì chùa Linh An và Linh Phước (Đà Lạt) sáng lập. Bốn năm thành lập, hội đã có hàng trăm hoạt động từ thiện lớn nhỏ trong toàn quốc như: Khám bệnh, phát thuốc, cắt tóc miễn phí cho đồng bào nghèo, xây nhà hiền đức, cho đồng bào nghèo vay phân bón, vay dê để sản xuất...vv.
Lực lượng thiện nguyên trẻ của hội hầu hết là các bạn sinh viên đến từ rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước và một số bạn trẻ đã đi làm. Họ đến với hoạt động từ thiện bằng trái tim sẻ chia không mệt mỏi. Bạn Nguyễn Hữu Quân, vừa tốt nghiệp Đại học Nại Thương, Hà Nội, trưởng nhóm thiện nguyện viên trẻ nói vui: “Mình thấy hầu hết các bạn trẻ khi tham gia hoạt động, nhất là việc tắm gội cho các bệnh nhân tâm thần thực sự là những người rất liều lĩnh (cười). Nhưng liều lĩnh có tâm. Có lẽ vì thế mà chương trình của Hội mình thành công nài mong đợi chăng?”
Thực tế cho thấy rằng làm tình nguyện hay từ thiện để thành công thực sự phải xuất phát từ tâm. Những người trẻ khi đã cảm nhận được ý nghĩa sau mỗi hành trình tình nguyện sẽ sống đẹp hơn mỗi ngày. Bản thân mỗi người đều sống đẹp thì xã hội sẽ đẹp - Có lẽ đó chính là cái đích của những hoạt động vì cộng đồng.
Xin kết thúc bài viết bằng những câu hát trong bài “Hãy yêu họ như yêu mình” được hình thành ngay sau khi được chăm sóc các bệnh nhân tâm thần của Đỗ Mạnh Cường, sinh viên viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh: “Tôi đã thấy, người ngồi đó khuôn mặt khắc khổ, bao lầm than...Nhìn lại mình quá khứ, nhìn mình hiện tại, thấy xót xa cho những con người nơi đây. Hãy chung tay ta góp sức, để xua tan bóng tối, để ngày mai với họ là tiếng cười và nắng ấm. Hãy cùng nhau chung sức, cùng nhau...”
Chúng ta đi tắm thôi nào!
“Bây giờ bác cháu mình cùng đi tắm nhé, dạ, bác cởi quần áo nào, tốt lắm, thế , giờ bác nhắm mắt lại cháu dội nước nhé.” Tú Anh vừa nựng, vừa khéo léo tắm cho cô Tâm - một bệnh nhân bị chứng hoang tưởng ở khu bệnh nhân nữ của Trại điều dưỡng tâm thần Hà Nội. Công việc chính của Lý Hoàng Tú Anh, sinh viên năm 3, Học viện Báo chí – Tuyên truyền và các thiện nguyên trẻ là dọn vệ sinh phòng ở và tắm gội, mặc quần áo mới cho tất cả các bệnh nhân tâm thần.
Sau khi 12 tay kéo của CLB “Những tay kéo tình nguyện” TP. Hồ Chí Minh cắt tóc xong cho bệnh nhân, các bạn trẻ nhanh chóng đưa bệnh nhân đi tắm gội và thay quần áo mới cho họ. Trong lúc đó, đội còn lại cùng các phật tử của Hội dọn vệ sinh phòng ở và nấu cơm cho các bệnh nhân.
Khi nói đến bệnh nhân tâm thần, hẳn ai cũng có cảm giác ngần ngại bởi họ đã vô thức, không làm chủ được hành động, suy nghĩ của mình. Các bạn trẻ khi tham gia chương trình này cũng vậy. Nguyễn Việt Bắc, sinh viên Đại học Dược Hà Nội chia sẻ: “Ban đầu mình cũng rất lo vì không biết sẽ phải làm thế nào nếu như bệnh nhân có biểu hiện khác thường, nhưng khi bắt tay vào làm mọi cảm giác ấy đều tan biến. Những bệnh nhân ấy rất hiền, tụi mình nói họ nghe theo ngay.” Hầu hết với các bạn, đây là lần đầu tiên tắm cho một ai đó. Nhất là các bạn nam thường không khéo bằng những bạn nữ. Nhưng họ lại tỏ ra hết sức khéo léo và chuyên nghiệp: xoa xà bông, kì cọ, dội nước... Mọi khâu đều được họ làm cẩn thận và nhanh chóng, tránh trường hợp để bệnh nhân bị lạnh.
Không ít bệnh nhân mắc các bệnh lây nhiễm, như trường hợp của bệnh nhân Phương, cô bị ghẻ làm tổ khắp người, ghét đóng bảng hệt như tấm thảm nhiều màu sắc lâu ngày không giặt. Cô ngồi lê khắp sân rồi cấu xé chỗ đau và la hét, không cho ai đến gần. Các bạn nữ phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ mới đưa được cô vào tắm
Toàn bộ bệnh nhân tâm thần Khu điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì (150 bệnh nhân) và Trại Điều dưỡng bệnh nhân tâm thần Hà Nội (hơn 400 bệnh nhân) đã được cắt tóc, tắm gội và mặc những bộ quần áo mới, ăn bữa cơm chay thịnh soạn do Hội thết đãi.
Vận trên người bộ quần áo mới, nhiều bệnh nhân hớn hở khoe với bác sĩ: “Cán bộ ơi, hôm nay tớ có áo mới nhá, sướng thế”. Bác sĩ Hán Ngọc Đức, Trưởng khoa điều trị bệnh nhân nặng, Khu điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì cười tươi nói:“Tôi làm việc ở trung tâm gần 30 năm nay, đây là lần đầu tiên có một chương trình tình nguyện gần gũi với bệnh nhân đến vậy. Dù chương trình chỉ trong một ngày nhưng tôi nhận thấy niềm vui thực sự trong các bệnh nhân.” Niềm vui của họ có thể chỉ trong vô thức nhưng đó lại là một liều thuốc an thần kì diệu.
Sống đẹp hơn mỗi ngày!
Chương trình “Chăm sóc bệnh nhân tâm thần” là một hoạt động từ thiện rất mới ở miền Bắc. Chương trình được Hội sự nghiệp từ thiện Minh Đức chuẩn bị cách đây 6 tháng, cũng là lần thứ 2 họ tiến hành hoạt động từ thiện tại miền Bắc. Hội do Đại đức Thích Giải Hiền, thạc sĩ Đông Nam Á học, phó trụ trì chùa Linh An và Linh Phước (Đà Lạt) sáng lập. Bốn năm thành lập, hội đã có hàng trăm hoạt động từ thiện lớn nhỏ trong toàn quốc như: Khám bệnh, phát thuốc, cắt tóc miễn phí cho đồng bào nghèo, xây nhà hiền đức, cho đồng bào nghèo vay phân bón, vay dê để sản xuất...vv.
Lực lượng thiện nguyên trẻ của hội hầu hết là các bạn sinh viên đến từ rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước và một số bạn trẻ đã đi làm. Họ đến với hoạt động từ thiện bằng trái tim sẻ chia không mệt mỏi. Bạn Nguyễn Hữu Quân, vừa tốt nghiệp Đại học Nại Thương, Hà Nội, trưởng nhóm thiện nguyện viên trẻ nói vui: “Mình thấy hầu hết các bạn trẻ khi tham gia hoạt động, nhất là việc tắm gội cho các bệnh nhân tâm thần thực sự là những người rất liều lĩnh (cười). Nhưng liều lĩnh có tâm. Có lẽ vì thế mà chương trình của Hội mình thành công nài mong đợi chăng?”
Thực tế cho thấy rằng làm tình nguyện hay từ thiện để thành công thực sự phải xuất phát từ tâm. Những người trẻ khi đã cảm nhận được ý nghĩa sau mỗi hành trình tình nguyện sẽ sống đẹp hơn mỗi ngày. Bản thân mỗi người đều sống đẹp thì xã hội sẽ đẹp - Có lẽ đó chính là cái đích của những hoạt động vì cộng đồng.
Xin kết thúc bài viết bằng những câu hát trong bài “Hãy yêu họ như yêu mình” được hình thành ngay sau khi được chăm sóc các bệnh nhân tâm thần của Đỗ Mạnh Cường, sinh viên viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh: “Tôi đã thấy, người ngồi đó khuôn mặt khắc khổ, bao lầm than...Nhìn lại mình quá khứ, nhìn mình hiện tại, thấy xót xa cho những con người nơi đây. Hãy chung tay ta góp sức, để xua tan bóng tối, để ngày mai với họ là tiếng cười và nắng ấm. Hãy cùng nhau chung sức, cùng nhau...”
Lê Hương
Lớp Phát thanh K.26
Học viện Báo chí – Tuyên truyền
Lớp Phát thanh K.26
Học viện Báo chí – Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận