Thấm thía chuyện nghề khi được nhà báo Đỗ Doãn Hoàng “cầm tay chỉ việc”

(Sóng trẻ) - Đi nhiều, viết nhiều, khám phá thế giới rồi quay về lăn lộn vào lòng quê hương, chính điều đó đã tạo nên một Đỗ Doãn Hoàng dày dặn vốn sống để có thể chia sẻ “rút ruột” với đồng nghiệp tương lai. 

Sự chuyên nghiệp là yếu tố tiên quyết

13 giờ chuông báo vào lớp. 13 giờ 01, trên bục giảng là người mà nói không na, sinh viên báo chí nào cũng nhớ mặt biết tên - nhà báo Đỗ Doãn Hoàng. Tuy nhiên, chỉ có lác đác sinh viên có mặt. Anh nghiêm khắc nhắc nhở về sự chuyên nghiệp cần có ở mỗi người, đặc biệt là với nhà báo. Đó là tác phong làm việc đúng giờ. Trong thời đại chạy đua thông tin như hiện nay, sự nghiêm túc tuyệt đối đính kèm sự nhanh nhẹn là điều kiện để không bị đào thải một cách không thương tiếc.  “Tôi nói những điều này, có thể có em sẽ chê tôi tinh tướng. Không sao cả. Miễn là sau buổi học, tôi đã thắp lên được ngọn lửa trong em là thành công rồi.” – anh chia sẻ. Sau một hồi dẫn dắt mào đầu, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bắt đầu “cầm tay chỉ việc” chúng tôi thông qua bài phóng sự của mình.

5d2988b3e_anh1.jpg
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng được xem là nhà báo “cứng” chuyên mảng Phóng sự báo Lao động – (Ảnh: Internet)

Tìm đề tài, ở đâu?  

Anh mở phóng sự: “ “Sơn nữ mặt quỷ” hơn 25 năm mang khối u khổng lồ trên mặt” rồi cho chúng tôi xem ảnh và kể về lần đi Cao Bằng hồi ấy.  Các câu hỏi lần lượt được đặt ra xoay quanh nhân vật: Tại sao bà lại bị như vậy? Sao không chữa trị? Vùng đất đó có nhiều người bị thế không? Y tế, cán bộ địa phương ở đâu mà để tình trạng này xảy ra? Có thể làm gì để giúp bà và bằng cách nào?… Chốt lại, anh đúc rút kinh nghiệm rằng trước một vấn đề, nhà báo cần đặt rất nhiều dấu chấm hỏi, từ đó bóc tách và tỉnh táo giải quyết từng vướng mắc. 

5d2988b3e_anh2.jpg
Cụ bà “sơn nữ mặt quỷ” Triệu Mùi Chài trong phóng sự của Đỗ Doãn Hoàng – (Ảnh: Báo Lao động)

Hay như rất nhiều phóng sự về con người có vẻ nài khác thường nhưng bên trong họ là suy nghĩ bình thường như bao người khác. Đó là người mọc đuôi dài nửa mét ở Hà Giang, ba cha con mang “mặt quỷ” quái ác ở Tây Nguyên. Anh kể, họ hiền lắm, dễ thương nữa. Ban đầu thấy sợ, nhưng nhìn nhiều, tiếp xúc nhiều, dần dà thành quen. Tìm hiểu nội tâm thì thấy đâu đó trong những “dị nhân” vẫn còn tồn tại sự lạc quan, tin yêu ở cuộc sống này, lại thấy lòng mình phơi phới. Có thể nói rằng, những câu chuyện rất bình thường như trên đều là đề tài của báo chí. Quan trọng là, viết cái đó để làm gì: Để kích thích trí tò mò của người đọc, hay là cho công chúng thấy được còn biết bao số phận, bấy nhiêu mảnh đời chắp vá và cách hành xử của chúng ta với những người không quen ấy như thế nào? Mở rộng lòng mình để đón nhận sự khác biệt, hay trầm trồ kinh ngạc: “Lạ nhỉ”, “Kinh nhỉ” rồi quên ngay.

Làm thế nào để bắt đầu?

Kết nối máy chiếu với máy tính của anh, các ổ trong my computer đã đỏ, màn hình nền chi chít tài liệu. Nói vậy để thấy rằng, Đỗ Doãn Hoàng đã đi và viết nhiều như thế nào.  Thế nhưng, với những người chập chững vào nghề, bắt đầu từ số 0, thì làm kiểu gì? Anh thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình. Hiện nay, sinh viên đang quá mải chơi, đang vòng vo trong rất nhiều đam mê cỏn con như chơi facebook, người yêu, tóc xanh tóc đỏ,… “Các bạn cứ nghĩ cái gì đó quá xa xôi. Hãy thực tế đi. Hãy vượt qua những cái ngớ ngẩn của tuổi trẻ. Hãy bắt đầu viết những điều giản đơn nhất, như bài cảm nhận về buổi học với nhà báo Đỗ Doãn Hoàng. Hãy viết một bài rồi mạnh dạn gửi cho Tuổi trẻ chẳng hạn. Điều đó dễ với các em mà.” – anh chia sẻ.

Cuối giờ, anh không quên gửi chúng tôi hộp thư điện tử để tiện trao đổi. Anh tự nhận mình lưu lạc giữa gầm trời và thèm nhớ hoang vu. Thế nhưng, cũng chính anh lại là người vẽ đường, dẫn lối, dành “tình thương cùng hội cùng thuyền” cho các em mới bước chân vào sân chơi báo chí.

“Cứ làm đi, nếu em cho đó là…lý tưởng!”. Ra về mà đầu tôi văng vẳng câu nói ấy. Đúng rồi, phải “máu” lên, phải ngập lặn thật sâu vào cuộc sống, không thể tự biến mình những nhà báo công tử hay tiểu thư được. 
Nguyễn Hằng 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN