Tôi sinh ra không phải để làm một người tầm thường

(Sóng trẻ) - Người xưa nói: “Trông mặt mà bắt hành dong”, nhưng có lẽ đến nay câu nói đó không hoàn toàn chính xác nữa rồi. Bản chất con người là tổng hòa những tính cách phức tạp mà bạn không thể nào phán đoán, nhận xét chỉ thông qua vẻ bề nài của họ được…

Người Việt có tính tò mò và thích đưa ra phán xét của mình đối với người khác. Điều này không hề xấu, nhưng nếu quá đà quả thực chẳng tốt chút nào. Thử tưởng tượng xem, trong một giờ học, cứ có bạn nào đứng lên phát biểu bài là y như rằng những kẻ ngồi dưới sẽ “ném” cho họ lời phán xét không một chút tiếc thương, bất kể là tốt hay xấu. Từ đó mới suy ra cái tính nói xấu sau lưng, thích thọc gậy bánh xe của người Việt.

Ở đây tôi không có ý “vơ đũa cả nắm” bởi lẽ đó là những điều chưa tốt mà tôi quan sát được ngay trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Ngày nay, không ít cô gái thể hiện phong cách đầy mạnh mẽ, cá tính của mình thông qua cách ăn mặc. Những bộ đồ rộng thùng thình, thậm chí chẳng khác nào con trai…khiến nhiều người lầm tưởng rằng tính cách họ cũng như vậy. Người luôn tỏ ra mạnh mẽ nhất đôi khi lại là người mang trong mình trái tim yếu đuối nhất, bởi thế cô ấy phải dùng sự cứng cỏi bề nài để che lấp những khoảng trống bên trong tâm hồn mình. Không chỉ quan sát mà phải thật sự thấu hiểu bạn mới có cơ hội khám phá điểm khuất lấp ẩn sâu bên trong một con người, bạn bè hoặc người mà bạn yêu quý.

9bc090460_2013093002.50.38.jpg
Tôi khác biệt (ảnh minh họa)

Cái tôi – đó là sự tự khẳng định những giá trị tốt đẹp của mình đối với toàn xã hội. Ai cũng có trong mình một cái tôi riêng có, không trộn lẫn với bất cứ ai, nhưng quan trọng nó được thể hiện ra nài bằng cách nào, hành động ra sao mà thôi. Nếu như người Tây, cái tôi của họ được thể hiện một cách khá rõ ràng, trực tiếp thì người Việt lại khác, nó được giấu kín, ẩn sâu bên trong tầng ý nghĩa của câu nói, người ta chỉ dám giữ khư khư cho đến chết. Tại sao vậy? Vì mình kém cỏi ư? Hay sợ nói ra sẽ bị người khác “cười vào mặt”. Tôi không nghĩ như vậy, nguyên nhân một phần nằm trong chính đặc trưng văn hóa dân tộc.

Soi chiếu lại lịch sử, có lẽ bạn sẽ hiểu tại sao ta chỉ thích nói sau lưng người khác, ít khi dám thẳng thừng phát biểu quan điểm, trực tiếp nêu lên ý tưởng của riêng mình; bởi lẽ “nếu có chết thì chết chung, tội gì chết một mình”. Văn hóa làng xã, văn hóa cộng đồng đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của ta bao lâu nay, mỗi người kìm nén cá tính của mình lại trong hai chữ “cộng đồng” mà quên đi rằng “cá nhân mới là trung tâm thể để phát triển” dân tộc.

Trong guồng quay của cơ chế thị trường cũng như quá trình hội nhập quốc tế, việc che giấu quan điểm sẽ khiến ta tự đánh mất những cơ hội mới của chính mình. Bởi lẽ bộ quần áo bạn mặc trên người không nói lên bạn là một kẻ giàu sang hay nghèo đói, mà chính cách bạn suy nghĩ, dũng cảm bày tỏ quan điểm của mình sẽ là bằng chứng rõ ràng nhất để khẳng định cái tôi độc lập, độc đáo của bạn đối với người khác, và với cả chính mình.

“Tôi sinh ra không phải để làm một kẻ tầm thường”, đây là câu nói mà tôi vô cùng tâm đắc của diễn giả Trần Đăng Khoa. Nó hòa toàn không phải thể hiện một cái tôi tự cao tự đại, bốc đồng mà được xuất phát từ thái độ thấu hiểu chính mình. Không khó để hiểu tại sao những thanh niên tuổi hai mươi lòng hừng hực ngọn lửa đam mê, sức sống nhưng lại rất dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, chán chường. 

Nguyên nhân đến từ  cái tôi của họ chưa đủ độ chín chắn cũng như kiên trì để theo đuổi con đường thành công mà họ đã lựa chọn. VIệc dám khẳng định cái tôi – bản ngã riêng có của mình là cách bạn dám trách nhiệm hoàn toàn với cuộc đời, tương lai mà bạn đã lựa chọn.

“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất. In dấu lại trong trái tim người khác” .

Phạm Thị Hạnh
Báo mạng điện tử K32
                   

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN