[Tổng kết diễn đàn] Nhảy việc: Xu thế tất yếu nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng

(Sóng Trẻ) - Trong một tuần sau khi bài viết “Nhảy việc: Cá tính hay thiếu kỹ năng?” được đăng tải trên trang tin điện tử songtre.tv, Ban biên tập Sóng trẻ đã nhận được hàng chục ý kiến phản hồi từ phía độc giả. 

26badbdf1_thong_ke.png

Nhảy việc: lợi bất cập hại nếu vội vã 

26% tổng số độc giả tham gia diễn đàn không đồng ý với vấn đề nhảy việc. 

Bạn đọc có địa chỉ mail [email protected] nêu ý kiến: “Nhảy việc dường như là xu hướng của giới trẻ. Cá nhân mình không ủng hộ việc này vì như thế sẽ làm mất đi niềm tin đối với các nhà tuyển dụng. Đơn giản như công việc bán hàng, nhà tuyển dụng đào tạo ra mình để mình cống hiến cho họ nhưng ngay khi vừa quen việc đã bỏ đi thì mất công cả đôi bên”, còn bạn đọc [email protected] thì cho rằng nhảy việc không thể coi là cá tính: “Nhảy việc mà cũng được coi là một cá tính à? Nghe nó cứ sai sai. Cá tính không kiên định và cả thèm chóng chán thì đúng hơn. Theo mình không làm thì thôi, còn đã làm phải làm cho trọn vẹn. Đồng ý là tính cách bản thân như thế nhưng không có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể chiều theo một người.”

Phần lớn các ý kiến phản đối đều bày tỏ quan điểm hiểu và nhìn nhận nhảy việc là một xu thế hiện nay song tất cả đều không đồng tình với thực trạng nhảy việc quá nhanh, quá vội vã và cho rằng cần phải có sự cân nhắc kỹ trước khi nhảy việc. 

Nguyên nhân phản đối mà độc giả đưa ra được nhìn nhận từ 2 phía – phía bản thân người nhảy việc và phía nhà tuyển dụng: một là nếu nhảy việc một cách vội vã thì bản thân người nhảy việc sẽ không có thời gian gắn bó để thực sự hiểu công việc của mình và sẽ tạo tiền lệ xấu khi không làm được một công việc gì trong thời gian lâu dài; hai là việc nhảy việc quá vội vã sẽ gây khó khăn và làm mất niềm tin nơi nhà tuyển dụng.  

Độc giả có địa chỉ mail [email protected] cho rằng: “Với tâm lý của các bạn trẻ muốn thử sức nhiều công việc khác nhau thì chuyện nhảy việc cũng không có gì khó hiểu. Nhưng mình nghĩ nên có một thời gian gắn bó nhất định để thực sự hiểu công việc của mình là gì và có thực sự phù hợp với mình hay không. Chứ nếu cứ đứng núi này trông núi nọ thì chẳng bao giờ làm được một việc gì lâu dài, gây khó khăn cho cả người tuyển dụng lẫn bản thân mình khi đi tìm việc làm.”

26badbdf1_anh_2_dien_dan.jpg
Nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề nhảy việc  

Cũng nhìn nhận từ phía nhà tuyển dụng, độc giả [email protected] cho biết: “Nếu đặt vị trí là nhà tuyển dụng, mình sẽ không thực sự tin tưởng vào những người thường xuyên nhảy việc, đặc biệt là với những người không thể gắn bó với một nơi làm việc ít nhất nửa năm. Nhảy việc nên đến từ suy nghĩ kỹ càng, chứ không nên là quyết định bột phát.”

Nhảy việc để có trải nghiệm, thêm kinh nghiệm và tìm được công việc phù hợp

30,4% độc giả tham gia diễn đàn cho rằng nhảy việc là cơ hội để trải nghiệm và tìm từ đó tìm được công việc phù hợp với tính cách và năng lực. Các ý kiến thuộc nhóm này cho rằng việc thay đổi và thử sức ở nhiều công việc khác nhau sẽ giúp “người nhảy việc” có thêm nhiều trải nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và có thể tìm được công việc thực sự phù hợp với bản thân. 

[email protected] bình luận: “Theo mình thì chuyện nhảy việc là rất bình thường, nhất là đối với các bạn trẻ trong thời đại hiện nay. Việc được trải nghiệm nhiều công việc sẽ đem đến cho mình thật nhiều trải nghiệm thú vị.” 

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected] thì nêu ý kiến: “Tuy mình cũng không khuyến khích gì chuyện nhảy việc, tuy nhiên, không ai có thể chọn ngay một công việc ưng ý, phù hợp và đam mê. Mình đã thấy những người nhờ nhảy việc mà họ tích lũy được khá nhiều kiến thức. Dù sao chọn được công việc tốt, ổn định là điều ai cũng mong muốn nhất, nhưng muốn thế cũng cần cả quá trình.” 

Bạn đọc ở địa chỉ email [email protected] lại cho rằng: “Cái gì cũng phải thử rồi mới biết nó sẽ thế nào chứ. Mình nghĩ rằng thử nhiều công việc khác nhau sẽ giúp các bạn tìm ra công việc thực sự phù hợp với mình.” Bạn đọc [email protected] cũng đồng tình với quan điểm trên: “Với mình nhảy việc khi còn là sinh viên thì ok. Vì còn đang tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp. Thế nên thấy không sao cả. Như với mình cũng nhảy nhiều việc linh tinh rồi, vẫn đang tìm kiếm cái gì là tốt nhất và phù hợp cho mình trước khi ra trường.”

Có một cái nhìn khác về vấn đề nhảy việc, bạn đọc [email protected] cho biết: “Theo ý kiến cá nhân mình thì nhảy việc không phải là chuyện xấu. Bởi k ai có thể vừa ra trường đã xác định đc công việc mà mình sẽ theo đuổi gắn bó cả đời đc. Phải mất nhiều thời gian, trải qua nhiều công việc, mới có thể tìm ra công việc phù hợp với bản thân mình. 

Tuy nhiên nó không đồng nghĩa với đi xin việc mà xác định chỉ làm một thời gian rồi bỏ. Tâm lí mình sẽ nhảy việc trước khi xin việc lại là điều không tốt, bởi nó khiến ta không thực sự tâm huyết với công việc. Tóm lại thì làm việc gì cũng phải cố gắng hết sức, và chỉ khi đã thật sự cố gắng mà cảm thấy không bắt nhịp được với công việc thì mới chuyển sang việc khác.” 

Bạn đọc [email protected] thì nhìn nhận vấn đề nhảy việc ở cả 2 khía cạnh lợi và hại: “Mình tán thành việc thay đổi công việc nếu không phù hợp, làm việc mình thích và phù hợp sẽ cho kết quả tốt hơn. Nhưng nhảy việc quá nhiều thì lại không hay lắm. Tốt nhất là trước khi bắt đầu công việc gì hãy xác định rõ, chứ cứ đi được nửa đường lại bỏ lửng thì khó chịu lắm. Còn bạn trẻ nào thích trải nghiệm, thích tự do thì tốt nhất nên làm freelancer còn hơn. Chứ đi làm mà chưa kịp cống hiến cái gì đã vội vàng ra đi thì không có nhà tuyển dụng nào ưng nổi đâu.”

Các ý kiến thuộc nhóm 30,4% độc giả đều cho rằng nhảy việc là chuyện bình thường, là xu thế tất yếu. Một số ý kiến nài việc nhìn nhận nhảy việc như là xu thế giúp “người nhảy việc” có thêm cơ hội trải nghiệm và tìm được công việc phù hợp cũng đồng thời bày tỏ quan điểm không nên có sự vội vã khi nhảy việc.  

Độc giả có địa chỉ mail [email protected] bày tỏ: “Theo ý kiến cá nhân mình thì nhảy việc không phải chuyện xấu, bởi không ai có thể vừa ra trường đã xác định được công việc mà mình sẽ theo đuổi gắn bó cả đời được. Song tâm lý mình sẽ nhảy việc trước khi xin việc là điều không tốt, bởi nó khiến ta không thực sự tâm huyết với công việc…làm việc gì cũng phải cố gắng hết sức ,và chỉ khi đã thật sự cố gắng mà cảm thấy không bắt nhịp được với công việc thì mới chuyển sang việc khác.”

Đồng quan điểm, độc giả [email protected] cho rằng: “Mình tán thành việc thay đổi công việc nếu không phù hợp, làm việc mình thích và phù hợp sẽ cho kết quả tốt hơn. Nhưng nhảy việc quá nhiều thì lại không hay lắm. Tốt nhất là trước khi bắt đầu công việc gì hãy xác định rõ.”  

Một số độc giả đã đưa ra ý kiến về “giới hạn thời gian” cho những người muốn nhảy việc: “với mình, nhảy việc khi còn là sinh viên thì ok” ([email protected]), “Nhảy việc là điều bình thường nhưng mình nghĩ chỉ nên làm điều này trong khoảng thời gian 2 năm sau khi tốt nghiệp” ([email protected]).  

Như vậy, dù chỉ nhìn nhận vấn đề nhảy việc từ phía không đồng tình hay cho rằng nhảy việc vẫn có mặt tích cực – là cơ hội để có thêm nhiều kinh nghiệm và tìm được công việc phù hợp thì hầu hết độc giả thuộc 2 nhóm đều cho rằng không nên quá vội vã hay bột phát trong nhảy việc và cần phải có suy nghĩ thật kỹ trước khi nhảy việc, phải cố gắng hết mình để bắt nhịp với công việc và chỉ nhảy việc khi đã thật sự cố gắng nhưng không thể bắt nhịp. 

26badbdf1_anh_3_dien_dan.jpg
Diễn đàn được một số bạn đọc đánh giá là hữu ích trong việc định hướng công việc tiếp theo 

Lời khuyên cho những người muốn nhảy việc  

Có những bạn đọc một phần không bài xích vấn đề nhảy việc mà hướng đến con đường làm sao để nhảy việc hiệu quả, nhảy việc đúng. 

Bạn đọc ở địa chỉ mail [email protected] có viết:“Thực ra mình nghĩ việc trải qua một vài công việc giúp mình có thêm kinh nghiệm và mối quan hệ hơn. Chỉ cần trong khi làm mình thực sự có tinh thần tự trau dồi và học hỏi là được. Đương nhiên là khi thay đổi công việc cần cân nhắc kỹ lưỡng là nơi làm mới có phù hợp với mình hơn không rồi mới đổi.”.  

Về phương diện tâm lý khi tìm việc, bạn đọc [email protected] khuyên những bạn trẻ đang đứng trước nhiều ngưỡng cửa công việc rằng: “Theo mình việc các bạn sinh viên hiện nay thử sức với nhiều công việc khác nhau để tiếp thu kinh nghiệm là rất tốt, tuy nhiên không nên tự đặt tâm lý cho bản thân rằng mình sẽ chỉ làm việc này việc kia trong một thời gian ngắn thôi rồi "nhảy". Nhảy nhiều quá không hẳn đã là tốt, thậm chí nó còn gây ra sự mất tin tưởng cho các nhà tuyển dụng, khi họ không biết bạn có thực sự muốn làm công việc của họ không, hay chỉ là một trong những "bước nhảy" của bạn mà thôi..”

Ngắn gọn hơn, bạn đọc [email protected] chia sẻ câu chuyện thiết thực của một người bạn nhảy việc khá nhiều của mình, đồng thời cũng chỉ ra bài học đáng giá cho các bạn đọc khác: “Mình quen một bạn nhảy việc khá nhiều, một năm ít nhất 2 lần. Khi hỏi thì bạn ấy nói phải học chắc chắn được cái gì đó xong thì bạn mới dám nhảy việc.”.

Bạn đọc [email protected] đã đưa ra lời khuyên vô cùng tỉ mỉ cho các bạn đang có ý định nhảy việc để các bạn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất: “Mình là một người đã trải qua nhiều công việc Part time và Full time và mình thấy việc Nhảy việc không có vấn đề gì nếu: 

1. Xác định được là bạn đã cố gắng hết mình, hết công sức và khả năng của bạn trong khoảng thời gian đã làm việc  
2. Chắc chắn rằng bạn đã lắng nghe quan điểm của những người đồng nghiệp khác và biết được rằng, công ty vẫn sẽ vận hành, sếp bạn vẫn ở đó và bạn mới là người ra đi. Nếu bạn thấy việc bạn ra đi là tốt hơn cho bạn, việc này là nên làm. 
3. Có nhiều vấn đề liên quan đến nhảy việc ở tuổi trẻ, đặc biệt là do sếp chính của bạn, mà mình thì không bao giờ được chọn sếp, nên sẽ phải cân nhắc xem, thay đổi mình trước sẽ tốt hơn hay thay đổi công ty. 

Nhảy việc là điều bình thường, nhưng mình nghĩ chỉ nên làm điều này trong khoảng thời gian 2 năm sau khi tốt nghiệp. Và bạn cũng sẽ phải đánh đổi là nếu bạn nhảy việc vì bạn đã không cố gắng đủ để đáp ứng nhu cầu của công ty thì việc sau này quay lại là rất khó khăn.”

Như vậy, có thể thấy, từ góc nhìn của bạn đọc Sóng Trẻ, vấn đề nhảy việc không phải một việc gì quá xấu, các bạn trẻ vẫn có thể nhảy việc, nhưng cần chú ý nhiều điều khác nhau như vấn đề thời gian, vấn đề bạn học được gì trước khi nhảy việc, vấn đề ở sự đánh giá đúng năng lực và sự cống hiến của bản thân... Tỉ lệ bạn đọc thuộc nhóm này chiếm 26%, đứng thứ 2, điều đó cho thấy cái nhìn khá cởi mở và thoải mái của bạn đọc về vấn đề này. 

Chỉ chiếm 4,6% là ý kiến của một độc giả duy nhất đồng tình hoàn toàn với xu hướng nhảy việc. Địa chỉ email [email protected] bình luận: “Tuổi trẻ nhảy việc thì đã sao ? Tuổi già nhảy việc cũng may ra mới có mặt xấu, thời nay nhiều người thiếu đam mê và động lực thì nhảy việc là chuyện quá bình thường.” 

Cái nhìn của nhà tuyển dụng về vấn đề nhảy việc  

BBT Sóng Trẻ đã phỏng vấn 2 nhân vật về vấn đề nhảy việc của giới trẻ hiện nay, đó là chị Khổng Bích Ngọc (kinh nghiệm 4 năm làm việc về mảng nhân sự tại tập đoàn General Electric Vietnam) và chị Đỗ Mai (kinh nghiệm 3 năm làm việc trong mảng nhân sự tại Navis Vietnam). 

Khi được hỏi “Nhà tuyển dụng thường có đánh giá như thế nào với một ứng viên thường xuyên nhảy việc ?” , cả 2 nhân vật đều nhận định: “Không tin tưởng để làm việc lâu dài, không cam kết, không có định hướng rõ ràng”. 

Khi được hỏi rằng: “Có người cho rằng, chỉ có người giỏi mới nhảy việc, nhảy việc để tìm được một công việc lương cao. Chị nghĩ sao về ý kiến này ?”, cả 2 nhà tuyển dụng đều cho rằng đây là một suy nghĩ không đúng, vì theo họ, “nhảy việc vì không hợp với môi trường, vì có cơ hội tốt hơn để học hỏi hoặc phát triển sự nghiệp, vì lương cao hơn, vì sếp tốt hơn...” 

Như vậy, có thể thấy, tuy không đánh giá tốt về những ứng viên có lịch sử từng nhảy việc, nhưng các nhà tuyển dụng vẫn thông cảm và thấu hiểu cho lý do của hành động này với một cái nhìn không quá gay gắt hay bài xích. 

Nhảy việc là một xu hướng tất yếu trong tình hình hiện nay, điều này không chỉ xảy đến với các bạn sinh viên mới ra trường mà còn khá nhiều người lao động trẻ khác. Không có chuẩn mực nào để khẳng định chắc chắn nhảy việc là tốt hay không tốt, là cá tính hay thiếu kỹ năng nhưng thiết nghĩ, mỗi người cần suy nghĩ kỹ trước khi đi đến quyết định nhảy việc. 

Diễn đàn “Nhảy việc: cá tính hay thiếu kỹ năng?” xin phép được khép lại. BBT Trang tin điện tử Sóng Trẻ chân thành cảm ơn sự ủng hộ và quan tâm của các bạn độc giả trong suốt một tuần vừa qua. Mong rằng songtre.tv sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm, theo dõi của quý độc giả trong các chủ đề diễn đàn sau.

Báo mạng điện tử K33 / BBT Sóng Trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN