TP. Hồ Chí Minh phân 2 nhóm tiêm vaccine COVID-19 tại bệnh viện và các điểm cộng đồng trong đợt 5

(Sóng trẻ) - Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh sẽ thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng được quy định trong Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8/7/2021 của Bộ Y tế.

218647452333195098497741368372552633897127n-1626922469888978695994.jpg
Người dân trước khi vào tiêm được đo thân nhiệt và yêu cầu đứng giãn cách - Ảnh: báo Tuổi trẻ

Theo kế hoạch, toàn TP.HCM sẽ vận hành hơn 600 điểm tiêm, với 120 người/ngày/điểm tiêm. Mỗi phường, xã tổ chức ít nhất 2 điểm tiêm. Tùy theo tình hình ổn định sẽ tăng số lượng lên 200 người/điểm tiêm/ngày.

Tổng số vắc xin được phân bổ đợt 5 tại TP.HCM hơn 930.000 liều, gồm 3 loại vắc xin AstraZeneca, Moderna (235.000 liều) và Pfizer (gần 55.000 liều). Dự kiến trong 2-3 tuần sẽ tiêm xong số vắc xin này.

Trong đợt 5, người mắc bệnh (thận mạn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), người có tình trạng béo phì và người trên 65 tuổi sẽ được tiêm ở bệnh viện; những đối tượng còn lại sẽ được tiêm ở các điểm cộng cồng.

Để công tác tổ chức tiêm chủng được thuận lợi, an toàn, kịp tiến độ, Sở Y tế đề nghị Phòng Y tế và Trung tâm Y tế quận, huyện, TP. Thủ Đức tổng hợp và gửi danh sách người trên 65 tuổi, người mắc bệnh và người có tình trạng béo phì có hộ khẩu trên địa bàn đến các bệnh viện được phân công tiêm. Thực hiện điều phối và đảm bảo không tập trung đông người, tuân thủ biện pháp 5K, đảm bảo quy trình 1 chiều tại các điểm tiêm. Chuẩn bị phiếu khám sàng lọc trước tiêm và vận chuyển vaccine, bơm kim tiêm đến điểm tiêm trước 7h30 hàng ngày.

Các bệnh viện được phân công tổ chức tiêm vaccine tại đơn vị cập nhật ngay phần mềm để chủ động điều phối người đến tiêm trong ngày và bố trí 1 đội tiêm tại đơn vị trong những ngày đầu, các đội tiêm còn lại tham gia tiêm chủng tại cộng đồng theo kế hoạch của UBND quận, huyện.

Các điểm tiêm cộng đồng tại Trạm Y tế phải được bố trí sẵn sàng xe cấp cứu (gồm 1 tài xế, 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng) với đầy đủ phương tiện, trang thiết bị cấp cứu, thuốc cấp cứu theo đúng cơ số quy định đảm bảo việc cấp cứu tại chỗ và vận chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất theo điều phối của Trung tâm Cấp cứu 115 (nếu cần).

Mỗi đội tiêm cần đảm bảo nhân sự theo đúng quy định gồm 1 bác sĩ khám sàng lọc, 1 điều dưỡng thực hiện kỹ thuật tiêm, 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng theo dõi sau tiêm, 1 nhân viên hành chính được tập huấn về an toàn tiêm chủng. Đảm bảo tuân thủ phương tiện phòng hộ (áo choàng, khẩu trang N95, kính/mạng che mặt, …) khi thực hiện nhiệm vụ.

Về giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19, phải cấp ngay tại buổi tiêm cho tất cả các trường hợp do đơn vị phụ trách tiêm (do đội trưởng đội tiêm ký xác nhận, khuyến khích đóng dấu điểm tiêm)

 

Nguồn: Tin tổng hợp

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN