Trang tin điện tử Sóng Trẻ News tổ chức tọa đàm trực tuyến: "Ung thư không phải dấu chấm hết"
Để phòng tránh
bệnh ung thư, người trẻ cần có chế độ ăn uống khoa học như thế nào?
Bác sĩ: Như
chúng ta đã biết, nguyên nhân gây nên ung thư có nhiều và một trong số là do
thói quen. Chế độ ăn uống cũng là một phần trong đó. Chúng ta nên nói không với
thuốc lá hay những đồ ăn dầu mỡ… thì sẽ hạn chế nguy cơ ung thư.
Bản thân bạn
có lời khuyên gì tới các bạn trẻ để có chế độ, biện pháp phòng tránh ung thư tối
ưu nhất?
Thủy Tiên: Đối
với em, các bạn trẻ thường không chú trọng sức khỏe, chỉ khi có dấu hiệu mới
quan tâm. Khi các bạn có thời gian hãy quan tâm sự kiện của mình nhiều hơn, ăn
uống lành mạnh, thường xuyên đi khám sức kiện định kì để phát hiện sớm nhất và
có biện pháp chữa trị thích hợp
Phần 2: Các liệu pháp về tinh thần với người ung thư
Cảm xúc của bạn như thế nào khi biết mình không may mắn mắc phải căn bệnh này? Và bạn đã mất bao lâu để lấy lại tinh thần?
Thủy Tiên: Sau
khi biết mình bị bệnh em rất sốc, không
tin được tại sao mình lại có thể bị bệnh khi còn trẻ thế này. Nhưng may mắn, em luôn có gia đình l ở bên động
viên em vượt qua cú sốc này. Khi em sẻ chia với mọi người cũng là cách sốc lại
tinh thần. Bên cạnh đó em biết để chiến thắng ung thư tinh thần là yếu tố quan trọng nên em nhắc nhở
bản thân mình không được phép gục ngã nên em chỉ mất hai tuần để hồi phục bản
thân mình.
Vậy xin được hỏi
bác sĩ Yến, tâm lý người bệnh có phải là một trong những yếu tố quan trọng nhất
quyết định đến hiệu quả của lộ trình điều trị ung thư không ạ?
Bác sĩ: Tâm lý
người bệnh là một phần quyết định việc điều trị có thành công hay không. Có rất
nhiều yếu tố ảnh hướng đến việc điều trị. Trong đó là việc phát hiện bệnh càng
sớm thì việc điều trị càng tốt.
Hai vị khách mời cung cấp những thông tin bổ ích về căn bệnh ung thư và cách phòng tránh
đối với người trẻ
Bác sĩ có thể
chia sẻ những thay đổi về nại hình khi người bệnh mắc bệnh như thế nào?
Bác sĩ: Khi mới
mắc bệnh thì việc thay đổi về nại hình cũng khó phát hiện bởi mỗi người bệnh
có những biểu hiện khác nhau. Ở giai đoạn sớm khác, ở giai đoạn muộn khác. Việc
điều trị hóa trị cũng gây thay đổi rất nhiều, về tóc tay, móng chân, móng tay,
da dẻ… Việc mặc bệnh ít nhiều sẽ gây thay đổi về nại hình nhưng tinh thần của
mình mới là quan trọng nhất.
Được biết trước
khi đối diện với những thay đổi, cũng như bước vào lộ trình điều trị, Tiên đã
chủ động cạo trọc đầu. Bạn có thể chia sẻ kỹ hơn về quyết định này không? Cảm
xúc của bạn như thế nào khi tạm biệt mái tóc dài mình vốn nâng niu, trân trọng?
Thủy Tiên: Khi
em biết mình bị bệnh, em xác định phải chiến đấu với căn bệnh này nên quyết định
cạo. Nó như một lời tuyên chiến vs căn bệnh, chủ động đương đầu vs bệnh. Khi cắt
đi mái tóc dài cảm thấy tiếc nuốii nhưng em tin tóc sẽ mọc lại.
Khi cạo đầu
như vậy, bắt gặp ánh mắt dị nghị, soi xét từ mọi người, bạn có cảm thấy tự ti về
bản thân không?
Thủy Tiên: Chắc chắn khi
ngta nhìn thấy sẽ có nhiều phán xét, ý kiến trái chiều nhưng em hiểu tâm lí mọi
người, em hiểu tại sao họ lại như vậy, đến bây giờ em không còn tự ti mà em cảm
thấy những ý kiến đó dù tiêu cực hay tích cực đều không ảnh hưởng đến em, quan trọng là bản thân em
nghĩ gì.
Phần 3: Truyền cảm hứng cho người bệnh chiến thắng bạo bệnh
Lý do và động lực nào giúp em tiếp tục đồng hành và theo đuổi cuộc thi "Duyên dáng Nại Thương 2019" đến cùng?
Thủy Tiên: Em bắt đầu tham gia bởi vì em muốn sống hết mình, trọn vẹn từng ngày mình còn sống, muốn truyền cảm hứng với nhiều người hơn nữa, đó là lí do e bắt đầu. Khi em tham gia, thật may mắn được nhiều người quan tâm, đó cũng là lí do em quyết tâm đến cùng vì em biết có nhiều người quan tâm em.
Đặng Trần Thủy Tiên chia sẻ về bệnh ung thư với tinh thần lạc quan và năng lượng tích cực
Cảm nhận của bạn như thế nào khi lọt vào vòng chung kết và đặc biệt là nhận được giải thưởng "Miss Truyền cảm hứng", giải thưởng chưa từng có tiền lệ tại cuộc thi "Duyên dáng Nại Thương 2019"?
Thủy Tiên: Em cảm thấy
vui, hạnh phúc, em biết mình cần cố gắng hơn nữa, cống hiến hết mình cho cuộc
thi.
Trong suốt quá trình Tiên vừa tham gia thi, vừa thực hiện điều trị, cả bác sĩ và bạn Tiên đã gặp nhứng khó khăn gì?
Bác sĩ Yến: Trong quá trình Tiên tham gia, đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Tiên và mẹ phải chạy đi chạy lại, rất là vất vả.
Bác sĩ nhận xét như thế nào về sự mạnh mẽ và nghị lực của cô gái trẻ này ạ?
Bác sĩ Yến: Vẫn nhớ lần đầu tiên khi giải thích bệnh, mẹ Tiên rơm rớm nước mắt, còn Tiên rất bình tĩnh tự tin.
Tiên có thể chia sẻ cảm nhận của mình khi được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi thư và hoa chúc mừng?
Thủy Tiên: Khi em biết
mình được nhiều người quan tâm em cảm thấy rất vui, hạnh phúc. Những lời cầu nguyện của mọi người sẽ giúp em chiến thắng
căn bệnh này, em biết mình phải lạc quan, sự lạc quan của em không chỉ dành cho
bản thân em nữa mà còn cho gia đình mình.
Bạn Hồng
Nhung, đến từ Hà Tĩnh muốn hỏi bác sĩ Yến: Thưa bác sĩ, bệnh ung thư có yếu tố
di truyền không? Nếu có thì thường là những bệnh ung thư nào?
Bác sĩ Yến: Có nhiêu nguyên nhân dẫn đến ung thư vú. Một trong số đó là nguyên nhân di truyền. Những bệnh ung thư có khả năng mắc do di truyền là ung thư vú, ung thư đại tràng....
Bạn Minh Anh có địa chỉ email là [email protected] có gửi câu hỏi về chương trình như sau: NHiều người cho rằng chụp nhũ ảnh có thể tầm soát ung thư vú và mọi người có nên thực hiện phương pháp này không thưa bác sĩ? Nếu có thì thực hiện như thế nào?
Bác sĩ Yến: Hiện tại chụp X-quang là một trong những biện pháp phát hiện sớm ra bệnh ung thư. Bệnh viện K cũng đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế để có thể thăm khám và phát hiện kịp thời cho bệnh nhân.
Tọa đàm trực tuyến kết thúc. BBT Sóng trẻ gửi lời cảm ơn đến hai vị khách mời và sự tương tác của độc giả. Khách mời gửi lời chào và cảm ơn tới Sóng trẻ.
Hai vị khách mời chụp ảnh kỷ niệm cùng Ban biên tập Sóng trẻ