Trẻ làng thời @

(Sóng trẻ)- Những năm gần đây, tại các vùng nông thôn mạng internet ngày càng phủ sóng rộng rãi nhưng đi đôi với nó là những hệ lụy khó lường đối với một bộ phận không nhỏ trẻ em nông thôn.

Quán net - thánh địa giải trí

Thay vì chơi các trò chơi dân gian thân thuộc của biết bao thế hệ như: bắn bi, bịt mắt bắt dê, đá bóng, ú tim,… thì trẻ em nông thôn ngày nay lại chuộng một trò giải trí khác đó là vào quán net.

Quán net là địa điểm tụ tập của khá đông trẻ nhỏ, tại đây chúng sử dụng máy tính có kết nối internet để chơi những trò chơi trên mạng hay còn gọi là game online. Việc thường xuyên và phổ biến vào quán net để chơi game giải trí ở trẻ em nông thôn ngày càng tăng nhanh cả về tần suất lẫn thời gian.

Tại các  vùng nông thôn hiện nay, không khó để ta có thể tìm được một quán net, thậm chí tại một làng có thể có đến từ 3 đến 4 quán net mở ra để nhằm mục đích kinh doanh. Những quán net này, thu hút rất nhiều trẻ em ở độ tuổi còn rất nhỏ khoảng từ 7 đến 8 tuổi. 

591bd89b8_anh1.jpg
Rất đông trẻ em ở độ tuổi rất nhỏ tại nông thôn vào quán net chơi game

Điều đáng chú ý ở đây là việc trẻ em vào quán net với chỉ một mục đích là chơi game online. Rất nhiều game online không lành mạnh, phản cảm liên quan đến bạo lực, giới tính,…. được cài sẵn trong các máy tính tại quán, với chỉ một cú click chuột là các em có thể bắt đầu tham gia vào một game online mà không gặp bất kì khó khăn nào.

591bd89b8_anh2.jpg
Trẻ em vào quán net chơi game online không lành mạnh

Theo anh Nguyễn Văn Dương- chủ quán net (Bắc Ninh) chia sẻ: “ Quán của mình lúc nào cũng trong tình trạng thiếu máy nhất là vào những tầm tan học hay là đầu giờ học, học sinh vào rất đông có khi một đứa chơi có cả dăm đứa vây quanh xem”.

Một tình trạng đáng báo động về việc sử dụng internet, cụ thể hơn là chơi game online đang diễn ra ở một bộ phận trẻ nhỏ tại nông thôn. Khi còn ở độ tuổi rất nhỏ, các em chưa có đầy đủ kĩ năng và nhận thức về mức độ nguy hiểm từ mạng internet nếu không được sử dụng đúng phương pháp và có sự chỉ dẫn của người lớn.

Những quán net mở ra không có sự siết chặt trong công tác quản lí đang là một con dao hai lưỡi ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ nhỏ tại nông thôn. Khi mà dân trí ở một số vùng nông thôn còn chưa cao thì những hệ lụy vô cùng nguy hiểm từ mạng internet có thể đến bất kì lúc nào đối với trẻ nhỏ nếu như không có sự vào cuộc của các cơ quan quản lí tại các địa phương.

Tưởng “văn minh” ai ngờ “tại hại”

Không thể phủ nhận được những lợi ích mà mạng internet mang lại trong việc nâng cao dân trí cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển tại các vùng nông thôn. Những điều đáng nói ở đây là những hậu quả của nó thì cũng vô cùng nguy hại đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh đang mới đang ở độ tuổi vô lo vô nghĩ, vừa học vừa chơi.

8540b40bc_anh3.jpg_sua.jpg
Nhiều nguy hiểm tiềm ẩn từ mạng internet đối với thanh thiếu niên

Việc chơi game online, sử dụng mạng internet để giải trí, lên mạng xã hội,… rất dễ gây nghiện đối với lứa tuổi thanh thiếu niên khi mà tâm lí ở độ tuổi này rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi những yếu tố đặc biệt thu hút, hấp dẫn từ bên nài. Sự tò mò, ham chơi đôi khi lại đưa các em vào chính những xa ngã dễ ham nhưng khó bỏ.

591bd89b8_anh4.jpg
Game online có tính chất bạo lực được đa số trẻ em lựa chọn

Đáng nói ở đây là tại các quán net thì xu hướng lựa chọn chơi game thiên về bạo lực chiếm phần lớn trong các lựa chọn về game online. Khi trẻ nhỏ tiếp xúc với game có tính chất bạo lực trong thời gian dài dễ để lại nhiều hậu quá khó lường.

Khi được hỏi về lí do chọn game thì nhiều em nhỏ có chia sẻ rằng “thấy bạn chơi thì mình cũng chơi theo”, chơi nhiều để đua nhau “xem ai đánh giỏi hơn”. Và những trò chơi có súng, kiếm,… và bắn nhau, đánh nhau… thì các em chơi vì thích được chính tay hạ gục đối thủ của mình trong game.

Trong nhiều nghiên cứu thì đã chỉ ra rằng, khi thanh thiếu niên tiếp xúc nhiều với game bạo lực thì sẽ gia tăng suy nghĩ, cảm nhận và hành vi gấy hấn, gia tăng kích thích gây hấn, đồng thời làm giảm hành vi giúp đỡ xã hội. Tiếp xúc nhiều với game bạo lực còn có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, thần kinh của trẻ nhỏ. 

591bd89b8_anh5.jpg
Tỉ lệ game đã chơi của các game thủ

Phân tích hình ảnh ở trên, chúng ta hoàn toàn thấy rằng tỉ suất chơi game mang tính chất bạo lực luôn được ưu chuộng hơn rất nhiều so với game không bạo lực.

Theo bác sĩ Trịnh Tất Thắng (Giám đốc bệnh viện tâm thần TP.HCM): “Xét từ góc độ sinh học, nghiện game cũng giống như nghiện thuốc phiện hoặc nghiện sẽ, đó là sau mỗi khi thắng trận não bộ sẽ tiết ra một chất khiên người chơi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Do đó khi chơi game nhiều sẽ rất dễ có tâm lí phụ thuộc, áp lực”.

Có thể nói, những tác hại mà game online, mạng internet không chỉ ảnh hưởng đến học tập, sức khỏe của trẻ em mà nó còn gây ảnh hưởng đến bản chất, lối ứng xử của thanh thiếu niên đối với cộng đồng. Để rồi chúng ta phải chứng kiến những vụ trộm cắp, cướp bóc, giết người mà nguyên nhân là “lấy tiền chơi game”. 

Những cậu bé mới chỉ đôi mươi đã vướng vào những vụ án vi phạm luân lí xã hội, con giết mẹ vì không cho tiền chơi game, anh giết em vì đôi bông tai vàng, cháu giết bà vì đang ăn cắp tiền thì bị phát hiện… Hay tất cả chỉ là những mẫu thuẫn trong game, trên mạng xã hội, những ám ảnh đến nỗi không phân biệt đâu là thật đâu là ảo đã dẫn đến những cái chết vô cùng thương tâm.
56edfac67_anh6.jpg
Những tội phạm vi phạm pháp luật ở độ tuổi thanh thiếu niên (Ảnh: Internet)

Với những hệ lụy vô cùng tai hại mà mạng internet, game online đem lại đối với trẻ em, thanh thiếu niên đặc biệt tại các vùng nông thôn khi mà những quán net mọc lên ngày càng nhiều đi kèm với sự thờ ơ của gia đình, buông lỏng trong quản lí của cơ quan chính quyền địa phương đang ngày ngày đưa những thế hệ mầm non của đất nước vào mối nguy hiểm tiền ẩn huy hoại đi cả tương lai của một con người. 

Cần phải có những định hướng, phương pháp giáo dục cụ thể đối với trẻ em, thanh thiếu niên sử dụng mạng internet có phương pháp đúng đắn, khai thác có hiệu quả ở chừng mực nhất định thì mạng internet mới phát huy hết vai trò của mình đặc biệt là trong quá trình tiến hành nông thôn mới như hiện nay.

Đàm Công Bắc
Báo chí K36.7




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN