Triển lãm “Khoảng cách trắng” - Sáng tạo nghệ thuật trong đại dịch

(Sóng trẻ) - Triển lãm “Khoảng cách trắng” là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật được ra đời trong đại dịch. Trong thời gian làm việc và sáng tạo nghệ thuật qua nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ đã “nhào nặn” những tác phẩm nghệ thuật từ nhiều góc nhìn.

 

map1.png
Giao diện triển lãm sử dụng gam màu trắng, các tác phẩm nghệ thuật được sắp xếp theo vị trí từng đất nước có nghệ sĩ tham gia. (Ảnh: Chụp từ triển lãm trực tuyến)

 

Triển lãm “Khoảng cách trắng” trưng bày 17 tác phẩm nghệ thuật của 20 nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế được tổ chức từ ngày 28/11/2021 đến hết ngày 12/12/2021 tại Tổ hợp Complex 01, 29 ngách 31 ngõ 167 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội và trưng bày trực tuyến tại địa chỉ: https://the-white-distance.art trong vòng 12 tháng tiếp theo.

Triển lãm là thành quả được “gặt hái” từ quá trình Tháng Thực hành Nghệ thuật MAP 2021 - dự án trao đổi và phát triển nghệ thuật được tổ chức hàng năm do Heritage Space khởi xướng và vận hành. Chủ đề “Khoảng cách trắng” năm nay là một đề xuất nghệ thuật với khoảng cách được tạo ra bởi cơn đại dịch, và tư duy lại những vùng trống sẵn có trong đời sống thực thể và tâm lí của con người.

Dự án được khởi đầu từ tháng 7/2021 bằng một chuỗi thảo luận trực tuyến hàng tuần với sự tham gia của các nghệ sĩ từng tham gia dự án từ năm 2016 – 2020, kéo dài tới giữa tháng 9. Đầu tháng 10, MAP được chính thức vận hành, các nghệ sĩ bắt đầu sáng tạo.

Góp mặt trong triển lãm là những bức vẽ chân dung, những thước phim và video. Tất cả các sản phẩm nghệ thuật đều thực hiện nhằm lột tả chủ đề “Khoảng cách trắng” của triển lãm, giúp người xem chiều nghiệm được nhiều mảnh ghép của cuộc sống.

map2.png

 

map-3.png
"Cuốn sách của sự hàn gắn tập thể" của Ruchika Wason Singh (Ấn Độ), tác phẩm dài 6 feet (182cm), tượng trưng cho khoảng cách an toàn 6 feet được người Ấn Độ duy trì trong thời kỳ COVID. (Ảnh: Chụp từ triển lãm trực tuyến)

 

Đại dịch và khoảng cách không ngăn được sự sáng tạo của nghệ sĩ. Daniel Kerkhoff nghệ sĩ người Mỹ đã biến buổi họp trực tuyến trên nền tảng Zoom thành một buổi thiền đi bộ, nơi mà tất cả mọi người trên thế giới có thể giao lưu với nhau. “Trong chuyến đi bộ này, mặc dù cách xa nhau về mặt vật lý, nhưng chúng tôi sẽ cùng nhau bao quát khoảng cách và chia sẻ những nơi chúng tôi đang sống... Hoạt động ảo được chia sẻ này chỉ đơn giản là đi bộ trong im lặng và chia sẻ những gì chúng ta nhìn thấy khi đi bộ một quãng đường ngắn có thể là một hành động khác giúp chúng ta xích lại gần nhau và khiến chúng ta bớt cảm thấy xa cách”, Daniel chia sẻ. Chuyến đi gần một tiếng trên Zoom là một trong những tác phẩm nghệ thuật của triển lãm

Cũng vượt qua các khoảng cách về địa lý, Liz Adams một nghệ sĩ người Mỹ sống tại Pháp đã tạo ra một bộ sưu tập tranh chân dung của 38 tình nguyện viên trong dự án từ những khoảng trắng trên giấy. Đây hầu hết là các khuôn mặt mà tác giả chưa từng quen biết ngoài đời.

map-4.jpg
38 bức vẽ riêng lẻ của nghệ sĩ Liz Adams được kết hợp lại. (Ảnh: Chụp từ triển lãm trực tuyến)

 

Nghệ sĩ Lê Xuân Tiến tham gia dự án với tác phẩm có tên “… Và ban công” bao gồm một video và một văn bản. Tác phẩm của anh thể hiện khung cảnh đường phố với xe cộ đi lại, tạo cho người xem cảm giác thời gian vẫn đang trôi đi, còn người nghệ sĩ thì ngồi yên. Đó như khoảng cách được tạo ra bởi đại dịch,  khiến con người phải sống trong những không gian bó buộc.

 

map-5.png
Những tấm thảm Afghanistan in hình vũ khí bị rút dần các sợi len như một ẩn dụ cho việc lực lượng quốc tế rút khỏi Afghanistan tháng 8-2021 của Nghệ sĩ Ansgar Baumhauer người Đức. (Ảnh: Chụp từ triển lãm trực tuyến)

 

Không chỉ có sự góp mặt của các tác phẩm mang tính cá nhân, triển lãm “Khoảng cách trắng” còn mang đến những tác phẩm kết hợp đầy sự độc đáo. Nhà làm phim Mai Huyền Chi (Việt Nam) và nghệ sĩ thị giác Katja Jug (Thụy Sĩ) đã mời bạn bè và người lạ khắp thế giới chia sẻ các bữa sáng-chiều-tối họ đã ăn trong ngày qua nền tảng Zoom.

Tại triển lãm, mọi người có thể chiêm ngưỡng những cảnh sống đa dạng trên khắp thế giới, với nhiều trường hợp còn xa lạ. Đây được xem như một trải nghiệm đặc biệt, giúp khán giả Việt Nam được tiếp cận với thế giới nhiều hơn. Đồng thời, triển lãm cũng đáp ứng được mục.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN