Trò chuyện với Mạc Trường Giang - chàng trai mang “dự án trái tim”


(Sóng Trẻ)- “Mình thu được rất nhiều thứ, yêu thương nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn, sống tốt hơn trong môi trường khắc nghiệt. Sau mỗi chuyến đi, mình cứng cáp và trưởng thành hơn rất nhiều”. Đó là lời chia sẻ chân thành của Mạc Trường Giang – chàng trai mang dự án trái tim, là “thủ lĩnh” nhóm tình nguyện vì cộng đồng về những điều nhận được qua mỗi chuyến đi.

PV: Chào Giang, điều gì đã thôi thúc bạn thành lập nhóm tình nguyện vì cộng đồng?

Vào thời gian đầu học đại học, mình theo một người anh chơi thân đi bán máy xây dựng ở tỉnh vùng cao. Ở đây, mình đã gặp rất nhiều hoàn cảnh khó khăn của các em nhỏ vùng cao, vừa thiếu ăn, vừa thiếu mặc. Những hình ảnh đó cứ ám ảnh mãi, từ đó ý tưởng thành lập một nhóm tình nguyện để đi thu thập quần áo, sách vở, ủng hộ những người dân vùng cao đã nhen nhóm trong đầu mình. Về Hà Nội, mình quyết định thành lập nhóm tình nguyện vì cộng đồng, viết tắt là VGC.

PV: Vậy “Dự án trái tim” đó có nhận được sự ủng hộ của gia đình và bạn bè?

(Cười) Tất nhiên rồi! Mọi người ủng hộ rất nhiệt tình. Riêng gia đình đã hỗ trợ từ chi phí đi lại cho tới quần áo quyên góp để chuyến đi tình nguyện đầu tiên của nhóm lên Bắc Hà, Lào Cai thành công tốt đẹp.

PV: Dù ra đời chưa tròn một năm nhưng nhóm đã tổ chức được nhiều chương trình ý nghĩa, vậy bạn có thể cho biết cụ thể hơn về những hoạt động của nhóm tình nguyện vì cộng đồng?

Ban đầu hoạt động chính của nhóm là quyên góp quần áo, sách vở lên vùng cao như Lào Cai, Hà Giang… để tình nguyện. Sau đó, nhóm còn thực hiện một số hoạt động khác như phát quà đêm đông cho những người dân vô gia cư, chăm sóc những trẻ em ở viện K, liên kết với một số nhóm tình nguyện khác để nấu cháo miễn phí cho các bệnh nhân nghèo… 

13b08de3b__nh1.jpg

Mạc Trường Giang - thủ lĩnh nhóm tình nguyện vì cộng đồng

PV: Vậy bạn mất bao nhiều thời gian để lên kế hoạch và thực hiện những hoạt động này?
 
Một chuyến đi tình nguyện lên vùng cao của nhóm thì trước hết là tiền trạm đi khảo sát, sau đó lên kế hoạch chương trình, xin tài trợ và thực hiện chuyến đi, tất cả các giai đoạn thường là 4 tháng. Còn đối với chương trình phát quà đêm đông thì hầu hết những món quà được quyên góp từ trước, rồi dự tính ngày cụ thể để đi. Các chuyến đi về đêm thường xuất phát lúc 22 giờ đêm và kết thúc từ 3 đến 4 giờ sáng.

PV: Những chuyến đi về đêm như vậy có lẽ sẽ gặp không ít khó khăn?

Đây là công việc gặp rất nhiều trở ngại, nhiều mối nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến học tập. Nhưng ai cũng nhiệt tình, hết mình với công việc. Nhìn thấy mọi người nhận được những phần quà ấm áp tình người ai cũng thấy vui, thấy mãn nguyện với công việc mình làm.

PV: Kỷ niệm nào khiến bạn nhớ nhất trong những chuyến đi tình nguyện?

Nhớ nhất là chuyến đi đầu tiên nhóm lên Bắc Hà, Lào Cai. Khi tặng quà cho trẻ ở trường Ngải Phóng Chồ thì dân bản tự nhiên ùa vào tranh hết đồ có lẽ vì ở đó họ nghèo quá! Sau giờ nghỉ trưa, nhóm lại chạy vội ra chợ Bắc Hà mua thêm tất để ủng hộ bà con. Hôm sau, nhóm san sân trường mầm non, được người dân cho mỗi người nắm xôi và can rượu, dù người nào cũng mệt nhưng vui vì thắm tình thân ái, ấm lòng người. Thời gian sau đó, thấy được việc làm của nhóm nên mọi người ủng hộ rất nhiệt tình, cứ có quần áo sách vở cũ là mọi người lại điện hỏi xem có nhận không. Hiện tại thì kho của nhóm đã ngày càng nhiều hơn, sẽ giúp đỡ được nhiều bà con dân bản hơn.

PV: Qua mỗi chuyến đi “thắm tình thân ái, ấm lòng người” như vậy, điều bạn nhận được là gì?

Mình thu được rất nhiều thứ, yêu thương nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn, sống tốt hơn trong môi trường khắc nghiệt. Sau mỗi chuyến đi, mình cứng cáp và trưởng thành hơn rất nhiều.

13b08de3b__nh2.jpg

Một chuyến đi tình nguyện lên vùng cao của nhóm (Ảnh do nhân vật cung cấp)

PV: Gần đây có khá nhiều tổ chức tình nguyện ra đời, tuy nhiên hoạt động còn manh mún và không đi tới kết quả. Là “thủ lĩnh” của nhóm tình nguyện có nhiều hoạt động hiệu quả thì bạn nghĩ gì về điều này?

Về công tác tình nguyện đúng là đang bị mai một và bị sự lãnh cảm bởi một số nhóm tình nguyện đã bôi xấu hình ảnh của các đội tình nguyện. Các bạn làm tình nguyện trong thành phố Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung nên hết sức thận trọng tránh để bị hiểu nhầm mục đích tốt đẹp mình đang làm. Các bạn tình nguyện viên nên có thái độ đúng mực về công việc, tránh tình trạng mất lửa trong công tác tình nguyện .

PV: Vậy bạn đã làm thế nào để “giữ lửa” cho nhóm?

Trước hết là mình phải làm gương cho nhóm, có công việc gì cũng phải đi đầu làm trước. Tất cả mọi việc thu chi trong nhóm nên minh bạch, nhất là khoản ủng hộ từ thiện, vấn đề đó là nhạy cảm nhất sẽ dễ nghi ngờ nhau, phải có hình ảnh xác thực và hóa đơn để thông báo với mọi người. Nhiều lúc rất mệt mỏi nhưng hễ cứ có người điện thoại là nhóm lại hối hả đi nhận quần áo, dù lắm hôm quần áo toàn đồ hỏng, ức đến phát khóc, nhưng vẫn phải cố gắng vì mình là tình nguyện viên mà!

PV: Nhiều người cho rằng với số lượng tình nguyện viên đông như hiện nay thì nhiều người tham gia chỉ là chạy theo phong trào, làm mất đi giá trị thực của việc tình nguyện. Bạn nghĩ gì về điều này?

Theo mình thấy đó chỉ là một phần nhỏ, phần nhiều các bạn rất nhiệt tình ủng hộ các hoạt động tình nguyện, nhưng lại không có điều kiện để làm, hơn nữa hiện nay các bạn trẻ rất nhiệt tình trong công tác thiện nguyện. Khi Giang hô hào kêu gọi mọi người quyên góp thì Giang thấy rất nhiều bạn đã hết mình giúp đỡ, chở đến tận nơi.

PV: Theo mình được biết thì Giang vừa mở một quán café, bạn có thể chia sẻ một chút về nó và hình như bạn có dự định kết hợp để hai công việc này cùng phát triển?

Mình mở quán đó với mong muốn lấy doanh thu để làm từ thiện và cũng là nơi để nhóm tình nguyện gặp mặt, trao đổi về những công việc của nhóm. Hơn thế nữa, mình đang có ý tưởng cố gắng năm sau lấy kinh phí để mở quán cơm 5000 đồng cho người khó khăn trong địa bàn Hà Nội. 

PV: Mỗi người đều có một quan điểm sống, với Giang đó là gì?

Quan điểm sống của mình là: “Còn gặp nhau thì hãy cứ vui”. Làm nhiệt tình, chơi hết mình, cố gắng hoàn thiện bản thân, giúp đỡ càng nhiều người càng tốt, gieo thiện ắt gặp thiện.

Cảm ơn bạn vì cuộc trò chuyện thú vị này! Chúc bạn và nhóm tình nguyện vì cộng đồng sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ và có nhiều hoạt động hiệu quả hơn để giúp được những người có hoàn cảnh khó khăn.

Tạ Thị Hà Trang
Báo mạng điện tử K30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN