Truyền thông chính sách: Đào tạo vào con người đầu tiên 

(Sóng trẻ) - Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm trong Hội thảo khoa học quốc tế “Nguồn lực cho truyền thông chính sách" sáng 1/11 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm, PGS.TS Vũ Trọng Lâm - Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, TS Nguyễn Công Dũng - Tổng biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhiều lãnh đạo, giảng viên cũng đặc biệt quan tâm, tham dự Hội thảo như PGS. TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS. TS Phạm Minh Sơn - Giám đốc Học viện, PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang - Phó Giám đốc Học viện, PGS.TS Trần Thanh Giang - Phó Giám đốc Học viện, Phó Chủ tịch Hội đồng trường cùng các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia Việt Nam, chuyên gia Hàn Quốc đến từ Quỹ Xúc tiến Truyền thông Hàn Quốc và Đại học Korea.

Hội thảo thu hút sự tham gia của các chuyên gia Việt Nam, Hàn Quốc và đông đảo các bạn sinh viên. Ảnh: Nguyễn Thực
Hội thảo thu hút sự tham gia của các chuyên gia Việt Nam, Hàn Quốc và đông đảo các bạn sinh viên. Ảnh: Nguyễn Thực

Phát biểu chào mừng hội thảo, GS.TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Năm 2023 được coi là năm chuyển động mạnh mẽ trong nhận thức, tư duy về truyền thông chính sách từ Chính phủ, các bộ ngành trung ương và địa phương. Làm tốt công tác truyền thông chính sách sẽ mở nguồn lực lớn, tạo sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực thi chính sách”.

Theo GS.TS. Lê Văn Lợi, Nhà nước Việt Nam là của dân, do dân và vì dân, trong đó, nhân dân được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra và được thụ hưởng từ các chính sách. Chính vì thế, công tác hoạch định, ban hành và thực thi chính sách phải lấy dân là gốc. Truyền thông chính sách không chỉ cung cấp thông tin mà còn đảm bảo chính đáng lợi ích của người dân.

GS. TS. Lê Văn Lợi phát biểu tại hội thảo
GS. TS. Lê Văn Lợi phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thực

 

Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông, mạng xã hội đồng nghĩa với vấn đề tin giả cũng ngày càng tăng. Nhận thấy rõ thách thức này, ông Lee Byung Hwa, Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng của truyền thông chính sách đến công chúng cũng: “Trong bối cảnh tin giả lan truyền trên mạng xã hội và các thông tin được truyền đi một cách rời rạc thì báo chí cung cấp thông tin đáng tin cậy và tạo nền tảng cho thảo luận xã hội thông qua việc cung cấp chính xác và phân tích chuyên nghiệp về sự việc. Tầm quan trọng của một nền báo chí đáng tin cậy, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông chính sách lại càng quan trọng hơn bao giờ hết”.

Ông Lee Byung Hwa cho rằng chiến lược truyền thông chính sách tốt sẽ được người dân tiếp nhận, ủng hộ và thực hiện, mang lại lợi ích chung cho xã hội. Muốn truyền thông chính sách hiệu quả, cần đào tạo, bồi dưỡng các nhà báo, nhà truyền thông chính sách chuyên nghiệp, có lòng yêu nước.

anh-3.jpg
Ông Lee Byung Hwa, Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thực

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu đưa ra ý kiến thảo luận, đưa ra những giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi truyền thông chính sách. Với tham luận “Tăng cường nguồn nhân lực cho các cơ quan báo chí để truyền thông chính sách”, Thứ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm thẳng thắn đưa ra những điểm hạn chế đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc đào tạo con người. 

anh-4.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thực

“Việt Nam có nhiều nguồn lực nhưng cần biết sử dụng cho hiệu quả, đầu tư nhiều nhưng hiệu quả chưa đo đếm, đánh giá được. Chúng ta cần quan tâm nhiều đến hiệu quả hơn là nguồn lực, cần xem đang chi việc chúng ta chi mà không nhận được hiệu quả như thế nào. Nguồn lực truyền thông chính sách nên được dùng vào đào tạo con người là đầu tiên”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết.

 

 

Các chuyên gia gia nước trình bày phần tham luận tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thực.
Các chuyên gia hai nước trình bày phần tham luận tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thực.

Chỉ thị số 7/CT-TTg, ngày 21/3/2023, của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách đã tạo ra sự chuyển động rõ nét trong nhận thức và cách tiếp cận của các bộ, ngành và cơ quan báo chí trong truyền thông chính sách.

PGS.TS Phạm Minh Sơn - Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, trong bối cảnh truyền thông số và bùng nổ thông tin hiện nay, cần đào tạo các nhà báo, nhà truyền thông chính sách chuyên nghiệp. Từ năm 2018, Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở chương trình cử nhân truyền thông chính sách nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các bộ, ngành và cơ quan báo chí.

Ông nhấn mạnh: “Việc bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách là một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường truyền thông chính sách. Bên cạnh các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, phông kiến thức chính trị, kinh tế và xã hội, nhà báo, nhà truyền thông chính sách cần tham khảo mô hình, kinh nghiệm quốc tế”.

giam-doc.jpg
PGS.TS Phạm Minh Sơn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thực


Sau hơn 3 tiếng trao đổi, Hội thảo thu hút sự quan tâm lớn của các chuyên gia, giới báo chí và công chúng. Thông qua đó, mọi người hiểu hơn về truyền thông chính sách, nguồn lực truyền thông chính sách, từ đó đưa giải pháp, chủ trương, kiến nghị, nhất là việc đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách, góp phần vào việc phát triển đất nước. 

anh-cuoi.jpg
Các chuyên gia 2 nước Việt - Hàn chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Nguyễn Thực

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN