Đẹp nhân tạo hay xấu tự nhiên?
(Sóng trẻ) - Bên cạnh những bạn trẻ ủng hộ việc tìm đến dao kéo để có một nại hình hoàn thiện hơn thì cũng có không ít người cho rằng: đẹp - xấu luôn chỉ mang tính tương đối, không phải ai đẹp cũng sẽ được hạnh phúc.
Ông bà ta có câu: “Tốt gỗ
hơn tốt nước sơn” nhằm khẳng định vẻ đep tâm hồn, rộng hơn là vẻ đẹp tư duy,
tri thức luôn có giá trị cao hơn vẻ đẹp của nhan sắc. Tuy nhiên, trong cuộc sống
hiện đại, sắc đẹp lại ngày càng có vị trí vô cùng quan trọng.
Không phải tự nhiên mà ngay nay, các cô gái kém sắc lại khó xin việc, đặc biệt trong những ngành dịch vụ yêu cầu cao về nại hình như du lịch, quảng cáo…
Khi tri thức tương đương, nhan sắc sẽ được đưa lên bàn cân so sánh, lúc này ắt hẳn cái “xấu” sẽ yếu thế hơn hẳn. Người ta thường nói, sắc đẹp chỉ là bề nổi, vẻ đẹp tâm hồn mới là vĩnh cửu, nhưng xã hội bây giờ không chỉ cần tài mà còn đòi hỏi sắc, không ít cô gái vẫn chịu thiệt thòi và buồn tủi vì vẻ nài thấp kém của mình.
Nhiều cô gái đã đẹp lên đáng kể nhờ phẫu thuật thẩm mỹ. (Ảnh: Internet)
Phẫu thuật thẩm mỹ đang là công cụ hữu hiệu và gây sốt, rất nhiều người tìm đến nó để cải thiện nhan sắc của mình. Họ truyền tai nhau “Thà đẹp nhân tạo còn hơn xấu tự nhiên”, đây là tuyên ngôn hung hồn của các mẹ, các chị trong công cuộc làm đẹp. Đẹp mang lại cho họ sự tự tin trong cuộc sống từ công việc cho đến tình yêu, giúp họ thành công, tại sao lại không thử?.
Tuy nhiên, lòng tham của con người là vô hạn, đã đẹp rồi lại muốn mình đẹp hơn nữa dẫn đến những biến tấu khác như chứng nghiện phẫu thuật thẩm mỹ. Phẫu thuật thẩm mỹ là con dao hai lưỡi, nó có thể khiến bạn xinh đẹp hơn nhưng cũng có thể biến bạn thành con người hoàn toàn khác. Rất nhiều người “tiền mất tật mang” do không tìm hiểu kĩ trước khi phẫu thuật, lựa chọn những trung tâm không uy tín, không được nghe tư vấn cụ thể…Phẫu thuật thẩm mỹ không thành công có thể gây biến chứng trên khuôn mặt, cơ thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.
Hơn nữa đã là “nhân tạo” ắt
sẽ có hạn sử dụng do cơ thể đào thải hoặc chất lượng xuống cấp theo thời gian.
Bạn sẽ cần phải có biện pháp thay thế nếu không sẽ biến dạng sản phẩm gây hại
cho cơ thể. Tiếp đó là khả năng chịu lực kém của “vẻ đẹp nhân tạo”.
“Đẹp nhân tạo” hay “xấu tự nhiên” vẫn còn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Có phải quan niệm về “vẻ đẹp” ngày nay đã thay đổi nhiều so với thời kỳ trước: vẻ đẹp hình thể là yếu tố “trọng điểm” để thành công, nhất là với phụ nữ? Phẫu thuật thẩm mĩ nên hay không? Làm thế nào để đẹp lên mà không cần dao kéo?
Trần Oanh
Nhóm 5 – Lớp Báo mạng điện tử K31