Văn hóa “tắm tiên” đang bị bóp méo
(Sóng Trẻ) - Tắm tiên từ xưa vốn là một nét đẹp văn hoá thú vị của các dân tộc ít người miền núi phía Bắc Việt Nam. Thế nhưng hiện nay, nó đang dần xuất hiện nhiều biến tướng đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tắm tiên - nét đẹp văn hóa của nhiều dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc
Khu vực tắm tiên ở miền núi Tây bắc là nơi có dòng suối mát, nước trong, dòng chảy an toàn, để các cô sơn nữ tập trung tắm táp, trò chuyện và giặt giũ.
Tắm tiên vốn là nét văn hóa đặc trưng có từ lâu đời của nhiều dân tộc như Thái, Dao, Mường…Sau mỗi buổi lao động về, các cô gái nghỉ chân bên suối, cởi bỏ xiêm y, ngâm mình trong làn nước mát lành giữa thiên nhiên và làm sạch sẽ bụi bặm, trả lại nước da trắng ngần của mẹ, của cha và của tinh hoa núi rừng. Khi đó bao nỗi mệt nhọc sau một ngày dài trôi theo dòng nước, con người như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới.
Theo ông Đặng Vĩnh Phúc, Trưởng bản Cỏi (Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ) thì: “Tắm suối là nét đẹp văn hóa có từ hàng ngàn năm trước. Trước đây cứ sau mỗi buổi lao động vất vả trên nương, phụ nữ bản Cỏi lại rủ nhau ra suối trầm mình xuống dòng nước mát lạnh. Tắm suối không chỉ để gột rửa bụi bẩn, ngâm mình trong dòng nước mát cho thư thái mà còn là thời gian để họ chuyện trò tâm sự, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống” (theo bưu điện ViêtNam).
Tục "tắm tiên" của các sơn nữ ( Nguồn: Internet)
Bên những dòng suối, các sơn nữ thả mình vào dòng nước trong tiếng cười đùa. Khi đi tắm, họ đều mặc váy và cứ nước ngập đến đâu thì họ nâng váy lên đến đó rất kín đáo. Đây là nét văn hóa rất đẹp có từ xa xưa của các dân tộc miền núi. Mặc dù các sơn nữ hồn nhiên tắm tiên, nhưng nếu xuất hiện người lạ, họ lập tức trốn sau tảng đá, hoặc dìm sâu dưới nước rồi mặc quần áo lại.
Nói về vấn đề này, TS.Phạm Ngọc Trung, Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển – Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Tắm tiên của các dân tộc miền núi xét về mặt văn hóa thì đó là nét văn hóa rất đẹp, về ý nghĩa thực tế thì tắm thế nó mới được sạch sẽ và thoải mái. Đây là khát vọng của con người được hòa vào thiên nhiên”.
Tuy nhiên, hiện nay khi sự giao thoa văn hóa giữa miền xuôi và miền ngược đang phát triển mạnh thì nét đẹp văn hóa này đang dần mất đi.
…Đến “tắm tiên” biến tướng miền biển Phú Quốc
Trong khi ở miền ngược, tắm tiên dần vắng bóng thì miền xuôi lại xuất hiện trào lưu “tắm tiên” dưới nhiều hình thức biến tướng không phù hợp với văn hóa của dân tộc. Đó là hình thức tắm tiên trá hình tại Phú Quốc, Kiên Giang.
Trước đây nói đến tắm tiên ở Phú Quốc thì chỉ là bạn bè, người thân tới tắm với nhau hoặc cánh mày râu mang theo người tình ra du hí. Đó là nơi mọi người thư giãn sau những tháng ngày làm việc vất vả, tránh xa cuộc sống bon chen nơi đô thị. Thế nhưng, hiện nay “tắm tiên” không còn giữ được ý nghĩa thực sự của nó. Tại Phú Quốc đang xuất hiện cả dịch vụ thuê “tiên nữ” tắm cùng đại gia.
Các “tiên nữ” này đều là là gái “sinh thái”, gái địa phương với đủ các thành phần là: học sinh, nhân viên bán quán cà phê, làm tóc, làm thời vụ bóc tôm, ướp cá… cho các cơ sở chế biến hải sản. Giá cả cho một “tiên nữ” đi tắm cùng khách dao động từ 500.000 đến 1 triệu đồng tùy thời gian ngắn dài, dáng dấp, độ tuổi, nhan sắc và “phục vụ” đến mức nào…
Sau khi chọn “hàng” xong, “tiên nữ” cùng đại gia vô tư cởi bỏ quần áo để lại trên một bãi đá nào đó ở bờ biển rồi dìu nhau dầm mình xuống nước và thỏa thuê chơi trò té nước, “mò cua bắt ốc”…” (theo tuoitre.vn).
Dịch vụ này thực chất là một hình thức mại dâm trá hình. Nó đang làm mất đi những nét đẹp văn hóa, đi ngược lại với phong tục tập quán vốn có của dân tộc, không phù hợp với tâm lý người Việt.
“Việc xuất hiện dịch vụ các cô gái tắm cùng đại gia thì chúng ta cần xem xét, nghiên cứu và ngăn chặn. Bởi cái biến tướng của tắm văn hóa, tắm nghệ thuật, tắm để dưỡng sinh sang cái dịch vụ này theo tôi, nó mang tính tiêu cực của xã hội. Việc tắm tiên là không đáng lên án, thế nhưng nếu từ tắm tiên đó mà biến tướng thành nạn mại dâm và các hoạt động nài luồng không văn hóa, phản cảm, gây rối loạn, mất trật tự xã hội thì cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời”, TS.Phạm Ngọc Trung chia sẻ thêm.
Có thể dễ dàng nhận thấy, với phương thức lấp liếm ngày càng tinh vi của những chủ kinh doanh thì việc xác định và dẹp bỏ hình thức mại dâm trá hình này dành cho các cơ quan chức năng vẫn gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp kịp thời để loại trừ triệt để thì không biết sau Phú Quốc, Kiên Giang sẽ còn là những nơi nào và biến tướng còn đi đến đâu nữa.
Tắm tiên - nét đẹp văn hóa của nhiều dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc
Khu vực tắm tiên ở miền núi Tây bắc là nơi có dòng suối mát, nước trong, dòng chảy an toàn, để các cô sơn nữ tập trung tắm táp, trò chuyện và giặt giũ.
Tắm tiên vốn là nét văn hóa đặc trưng có từ lâu đời của nhiều dân tộc như Thái, Dao, Mường…Sau mỗi buổi lao động về, các cô gái nghỉ chân bên suối, cởi bỏ xiêm y, ngâm mình trong làn nước mát lành giữa thiên nhiên và làm sạch sẽ bụi bặm, trả lại nước da trắng ngần của mẹ, của cha và của tinh hoa núi rừng. Khi đó bao nỗi mệt nhọc sau một ngày dài trôi theo dòng nước, con người như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới.
Theo ông Đặng Vĩnh Phúc, Trưởng bản Cỏi (Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ) thì: “Tắm suối là nét đẹp văn hóa có từ hàng ngàn năm trước. Trước đây cứ sau mỗi buổi lao động vất vả trên nương, phụ nữ bản Cỏi lại rủ nhau ra suối trầm mình xuống dòng nước mát lạnh. Tắm suối không chỉ để gột rửa bụi bẩn, ngâm mình trong dòng nước mát cho thư thái mà còn là thời gian để họ chuyện trò tâm sự, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống” (theo bưu điện ViêtNam).
Tục "tắm tiên" của các sơn nữ ( Nguồn: Internet)
Bên những dòng suối, các sơn nữ thả mình vào dòng nước trong tiếng cười đùa. Khi đi tắm, họ đều mặc váy và cứ nước ngập đến đâu thì họ nâng váy lên đến đó rất kín đáo. Đây là nét văn hóa rất đẹp có từ xa xưa của các dân tộc miền núi. Mặc dù các sơn nữ hồn nhiên tắm tiên, nhưng nếu xuất hiện người lạ, họ lập tức trốn sau tảng đá, hoặc dìm sâu dưới nước rồi mặc quần áo lại.
Nói về vấn đề này, TS.Phạm Ngọc Trung, Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển – Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Tắm tiên của các dân tộc miền núi xét về mặt văn hóa thì đó là nét văn hóa rất đẹp, về ý nghĩa thực tế thì tắm thế nó mới được sạch sẽ và thoải mái. Đây là khát vọng của con người được hòa vào thiên nhiên”.
Tuy nhiên, hiện nay khi sự giao thoa văn hóa giữa miền xuôi và miền ngược đang phát triển mạnh thì nét đẹp văn hóa này đang dần mất đi.
…Đến “tắm tiên” biến tướng miền biển Phú Quốc
Trong khi ở miền ngược, tắm tiên dần vắng bóng thì miền xuôi lại xuất hiện trào lưu “tắm tiên” dưới nhiều hình thức biến tướng không phù hợp với văn hóa của dân tộc. Đó là hình thức tắm tiên trá hình tại Phú Quốc, Kiên Giang.
Trước đây nói đến tắm tiên ở Phú Quốc thì chỉ là bạn bè, người thân tới tắm với nhau hoặc cánh mày râu mang theo người tình ra du hí. Đó là nơi mọi người thư giãn sau những tháng ngày làm việc vất vả, tránh xa cuộc sống bon chen nơi đô thị. Thế nhưng, hiện nay “tắm tiên” không còn giữ được ý nghĩa thực sự của nó. Tại Phú Quốc đang xuất hiện cả dịch vụ thuê “tiên nữ” tắm cùng đại gia.
Các “tiên nữ” này đều là là gái “sinh thái”, gái địa phương với đủ các thành phần là: học sinh, nhân viên bán quán cà phê, làm tóc, làm thời vụ bóc tôm, ướp cá… cho các cơ sở chế biến hải sản. Giá cả cho một “tiên nữ” đi tắm cùng khách dao động từ 500.000 đến 1 triệu đồng tùy thời gian ngắn dài, dáng dấp, độ tuổi, nhan sắc và “phục vụ” đến mức nào…
Hai "tiên nữ" tắm tiên cùng khách tại khu vực quần đảo An Thới - Phú Quốc (Nguồn: Tuổi trẻ)
Sau khi chọn “hàng” xong, “tiên nữ” cùng đại gia vô tư cởi bỏ quần áo để lại trên một bãi đá nào đó ở bờ biển rồi dìu nhau dầm mình xuống nước và thỏa thuê chơi trò té nước, “mò cua bắt ốc”…” (theo tuoitre.vn).
Dịch vụ này thực chất là một hình thức mại dâm trá hình. Nó đang làm mất đi những nét đẹp văn hóa, đi ngược lại với phong tục tập quán vốn có của dân tộc, không phù hợp với tâm lý người Việt.
“Việc xuất hiện dịch vụ các cô gái tắm cùng đại gia thì chúng ta cần xem xét, nghiên cứu và ngăn chặn. Bởi cái biến tướng của tắm văn hóa, tắm nghệ thuật, tắm để dưỡng sinh sang cái dịch vụ này theo tôi, nó mang tính tiêu cực của xã hội. Việc tắm tiên là không đáng lên án, thế nhưng nếu từ tắm tiên đó mà biến tướng thành nạn mại dâm và các hoạt động nài luồng không văn hóa, phản cảm, gây rối loạn, mất trật tự xã hội thì cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời”, TS.Phạm Ngọc Trung chia sẻ thêm.
Có thể dễ dàng nhận thấy, với phương thức lấp liếm ngày càng tinh vi của những chủ kinh doanh thì việc xác định và dẹp bỏ hình thức mại dâm trá hình này dành cho các cơ quan chức năng vẫn gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp kịp thời để loại trừ triệt để thì không biết sau Phú Quốc, Kiên Giang sẽ còn là những nơi nào và biến tướng còn đi đến đâu nữa.
Tuấn Anh, Ánh Nguyệt, Phạm Lài, Nguyễn Nga, Hương Trang
Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận