Về làng Đào Thục xem và tìm hiểu nghề múa rối nước Hà Nội truyền thống
(Sóng trẻ) - Cả kể mùa hè nắng nóng hay mùa đông giá lạnh, những người nghệ nhân múa rối nước tại làng quê Đào Thục (Đông Anh, Hà Nội) luôn sẵn sàng dành thời gian, sự tận tụy, tâm huyết, trầm mình dưới nước để lưu giữ nét truyền thống văn hóa dân tộc.
Nơi làng quê yên bình
Qua cầu Đuống sang bên kia sông Hồng, con đường mòn nhỏ đầy bùn đất vào làng ngày nào giờ đây đã được lát bê tông phẳng mịn. Đặt chân đến đầu làng, thu hút ánh nhìn đầu tiên đó chính là hai bên cánh đồng lúc xanh mướt mới được gieo, một ngôi chùa nhỏ, cổ kính và bên cạnh là một thủy đình - sân khấu của những tiết mục múa rối.
Thủy đình là một ngôi nhà nổi trên mặt ao, có thiết kế mái cong hình rồng, lớp ngói đã ngả sang màu đỏ sẫm qua những tháng năm với bao lần thấm tháp gió sương, đậm sắc màu cổ truyền. Trước mặt thủy đình là bức màn cói xanh biếc hệt như màu của mặt nước ao, và đằng sau chiếc màn che ấy là nơi các nghệ nhân “hóa thân”, điều khiển những chú rối “xung trận”.
Làng Đào Thục xa xưa có tên là Đào Xá, đến thời Đồng Khánh (1886-1888) mới đổi thành Đào Thục. Rối nước Đào Thục xuất hiện vào thời Hậu Lê. Từ ngày ra đời đến nay, rối nước Đào Thục đã trải qua nhiều biến cố, lúc hưng lúc thịnh, có thời điểm phải dừng hẳn. Năm 1957, nghề rối được khôi phục sau thời gian dài gián đoạn. Đến năm 2007 phường rối đẩy mạnh hoạt động hiệu quả hơn nhờ mở rộng thông tin.
Theo người dân làng Đào Thục chia sẻ rằng, nghề múa rối nước đã ra đời chừng hơn 10 thế kỷ trước cùng với nền văn minh lúa ở vùng châu thổ sông Hồng. Loại hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Trò rối nước cũng được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Món nghề “trầm mình dưới nước”
Tìm tới nhà nghệ nhân múa rối nước Nguyễn Thị Thuận (chồng bác là nghệ nhân Nguyễn Văn Phi - người duy nhất ở làng Đào Thục còn sót lại làm nghề khắc tạc con rối nước). "Đến nay bác đã làm ngót nghề này tới 50 năm rồi mà mỗi lần biểu diễn vẫn thấy bối hồi như những ngày đầu diễn vậy", đó là lời trải lòng của người phụ nữ đã ở độ tuổi tứ tuần, tóc điểm hoa tiêu chia sẻ.
Bác Thuận thật thà nói: “Ở Phường múa rối nước Đào Thục chủ yếu là nam. Bởi cũng như bao làng nghề khác, họ giữ gìn, bảo tồn và không muốn mất thương hiệu. Sở dĩ bác theo được nghề và làm ở phường bởi chị là dân Đào Thục chính hiệu. “Dâu về đây học nghề còn được, chứ con gái ở đây họ tránh truyền nghề vì sợ đi lấy chồng xa sẽ mang nghề theo. Bởi vậy là khoảng 30 người biểu diễn thì chỉ có 6 nữ, cả 6 đều là chị em dòng dõi một nhà”.
Sau khi trò chuyện và ngỏ lời với bác Thuận, đầu giờ chiều trước buổi biểu diễn, bác đã thu xếp cho một vị trí trong khu hậu cần, trực tiếp xem và cùng các nghệ nhân thực hiện đầy đủ quy trình diễn một vở trò sao hoàn chỉnh tại sân đình làng Đào Thục.
Theo như quan sát, trước mỗi buổi biểu diễn các nghệ nhân nghiêm trang dâng lễ vật hoa, quả, thắp những nén nhang lên bàn thờ ông tổ trong khu thủy đình. Sau đó, mọi người hòa vào một, không khí nào nhiệt với tiếng cười trao đổi trên vẻ mặt háo hức vui tươi, tiếng của âm thanh thử nhạc, tiếng lội nước, … Trông thấy họ lúc này rất vui vì sắp được trầm mình dưới nước, điều khiển những chú rối nước, mang lại các tác phẩm hay, thú vị cho các vị khách khi đặt chân tới mảnh đất này.
Khi sân đình đã dần được lấp đầy bởi từng đoàn người, các nghệ nhân nhanh chóng mặc trang phục của mình, tất cả đồng đều một màu áo nâu bã trầu, đi ủng chống nước. Tiếng nhạc phía trong khu thủy đình vang to lên, tiếng hò dân gian của các nhân vật trong câu chuyên bắt đầu nhấn nhá ồn ào, rộn rã hơn cả.
Nhanh chóng, cả đoàn diễn bước xuống ao thủy đình theo từng bậc, gió thổi ngang qua mặt nước, thông qua các khe hở của màn cói tràn vào, tôi thấy lạnh lên tận sống lưng mà dường như các nghệ nhận là không hề hấn gì. Bác Thuận nói ngay: “Cái lạnh này đã thấm là bao so với mùa này, vào những ngày mùa đông nhiệt độ xuống thấp hơn nữa nhưng nếu có khách đặt đoàn bác vẫn ngâm mình dưới nước để diễn như thường thôi. Ngày xưa, vào những ngày đông giá rét, ông bà thường uống nước mắm để giữ ấm người thì giờ các bác uống trà gừng, ngậm kẹo gừng. Sau mỗi cảnh thì lên hơn tay ở bếp lửa thôi”.
Khi các nghệ nhân đã vào vị trí sẵn sàng để diễn, những tiếng cười đùa lúc bấy giờ tắt hẳn, chỉ còn lại trên gương mặt những người nghệ nhân đôi mắt sáng, sự tập trung cao độ, ngưới chúi về phía trước. Trến tay mỗi người đều đã chuẩn bị cho mình một nhân vật, chỉ chờ đến khúc nhạc của vở trò vang lên là sẽ hóa thân vào vai diễn. Bên ngoài khán giả sẽ không thấy được những gì diễn ra bên trong nhưng những người nghệ nhân bên trong thì hoàn toàn ngược lại, họ có thể quan sát mọi tình huống bên ngoài màn cói.
Đến nay, phường rối Đào Thục lư giữ được 22 trò diễn gian như: đốt pháo bật cờ, câu ếch, trâu chui ống, tếu bát át, lên võng xuống ngựa…. Ngoài ra còn có một số tiết mục mới xây dựng nên như: Hà Nội 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Những tích xưa được các nghệ nhân Đào Thục chuyền tải hóa thân vào những con rối vô hồn nhưng in đậm dấu ấn trong lòng người xem bởi các động tác nghệ nhân điêu luyện.
Tận mắt chứng kiến hoạt động diễn ra sau màn cót xanh tại thủy đình, mới thấy rằng, ai cũng có thể luyện tập để chơi được rối, nhưng để trở thành nghệ nhân là điều không phải ai cũng có thể làm được.