Vị Tết nhà nơi xứ người

(Sóng trẻ) - Dù đón Tết cổ truyền xa nhà, nhưng trái tim những người Việt Nam tại nơi xứ người vẫn luôn hướng về quê hương với tất cả yêu thương và mong nhớ.

Những cái Tết xa quê nhưng đong đầy vị nhà 

Đã là năm thứ năm đón Tết xa nhà, song khoảng cách địa lý không thể ngăn trở chị Ánh Ngọc (25 tuổi, Saitama, Nhật Bản) đón một cái Tết trọn vẹn theo cách riêng của mình. Những ngày cận Tết, chị Ngọc đều mua cành đào Nhật cùng chút hoa về trang trí nhà cửa. Ngoài ra, chị cũng cố gắng chuẩn bị đầy đủ nhất có thể những món ăn truyền thống trong mâm cúng đầu năm của dân tộc như bánh chưng, gà luộc,... Chiều tối 30 Tết, chị cùng mọi người sẽ cùng quây quần với nhau đón mừng năm mới, cùng chia sẻ với nhau vị Tết quê hương tại nơi đất khách quê người. 

“Mình đón Tết tại nước ngoài nhiều năm rồi, cảm giác thèm được đón giao thừa ở Việt Nam tất nhiên là có nhưng dần rồi cũng quen. Mình nghĩ bất cứ người con xa xứ nào cũng đều chung một cảm xúc mỗi dịp Tết đến xuân về, trái tim ai cũng hướng về nhà thôi. Thực ra đón Tết xa quê cũng có nét thú vị riêng của nó, chỉ cần mình giữ được tinh thần Tết Việt trong lòng thì khoảng cách địa lý không phải là vấn đề” - chị Ngọc chia sẻ. 

tet-saitama.jpg
Mỗi dịp đón Tết cổ truyền tại Nhật, chị Ngọc đều cố gắng chuẩn bị đầy đủ mâm ngũ quả cũng như các món ăn truyền thống cho mâm cúng đêm 30 Tết (Ảnh: nhân vật cung cấp).

Không chỉ riêng chị Ngọc, nhiều người cũng đã sẵn sàng cho kế hoạch đón Tết cổ truyền từ xa. Khánh Hà (19 tuổi, Osaka, Nhật Bản) cho biết, bạn cũng đã quen với việc đón Tết xa gia đình và bạn bè: “Tại Nhật không có Tết âm lịch nên năm nào mình cũng tự đón mừng năm mới cùng bạn bè Việt Nam bên này. Đồ Tết ở đây tất nhiên không phong phú như ở Việt Nam được, nhưng những món cơ bản trong mâm cỗ giao thừa như bánh chưng hay giò lụa thì vẫn đầy đủ. Đối với mình, dư vị Tết quê vẫn luôn trọn vẹn dù có không được ở gần gia đình đi nữa”. 

Những ngày cận Tết, Khánh Hà đều tranh thủ chuyện trò với mẹ qua Zalo để nắm bắt được tình hình chuẩn bị Tết của mọi người tại Việt Nam. Mặc dù sống xa gia đình, nhưng Hà chia sẻ bạn vẫn thấy bản thân may mắn vì có thể thu hẹp khoảng cách địa lý với người thân qua các thiết bị công nghệ. Hơn nữa, các kiều bào tại khu Hà sống cũng tổ chức quây quần đón Tết cùng nhau vào đêm 30. Nhờ vậy, Khánh Hà vẫn cảm nhận được không khí Tết và vơi bớt cảm giác cô đơn khi không được về Việt Nam. 

Mang Tết Việt đi muôn nơi

Hơn một năm sống tại nước ngoài, Diệu Vân (19 tuổi, New York, Mỹ) đã xác định năm nay sẽ đón Tết Nhâm Dần xa nhà. Theo Diệu Vân, bạn cảm thấy may mắn vì ngôi trường mình theo học dành sự quan tâm lớn đến học sinh đến từ các quốc gia có truyền thống ăn mừng năm mới theo lịch âm: “Trường mình đã tổ chức một buổi tiệc mừng năm mới cho các học sinh đón Tết âm lịch xa quê như mình, và trường còn chu đáo chuẩn bị cả lì xì theo phong tục các nước phương Đông cho chúng mình nữa. Nhờ bữa tiệc nhỏ nhưng ấm cúng ấy, mình cũng vơi đi cảm giác cô đơn và nỗi nhớ Việt Nam”.

Trước đó, vào Tết dương lịch 1/1, Diệu Vân cũng đã đăng tải trên kênh Youtube “cloudoris” do bạn quản lý video mặc áo dài Việt Nam tại Quảng trường Thời Đại (New York, Mỹ). Chia sẻ về trải nghiệm này, Diệu Vân cho biết bạn rất tự hào và hạnh phúc: “Áo dài cũng là một phần không thể thiếu của Tết Việt Nam, và với mình được diện trang phục truyền thống của Tết Việt giữa lòng thành phố nhộn nhịp bậc nhất thế giới đã là một điều rất tuyệt vời rồi. Người qua đường hỏi thăm và khen tà áo dài mình mặc, mình cũng phải giới thiệu luôn đây là trang phục truyền thống của quê hương; điều ấy khiến mình hạnh phúc lắm”.

272411152_361222578789692_3997979788690045571_n.jpg
“Mình cảm thấy càng xa quê hương, lòng tự hào dân tộc của mình lại càng trở nên mạnh mẽ” - Diệu Vân tâm sự về video đón Tết dương lịch trong tà áo dài Việt Nam tại Mỹ (Ảnh: Youtube “cloudoris”).

“Dù ở phương xa, trái tim vẫn luôn hướng về nhà”

Đó là tâm sự của Nam Phương (19 tuổi, Texas, Mỹ) sau gần một tháng sang nước ngoài du học. Năm đầu tiên không được đón Tết cổ truyền tại quê hương, Phương không khỏi bùi ngùi trước nỗi nhớ nhà của những người con xa xứ. Bạn chia sẻ: “Trước đây mình đã quen với việc đón Tết cổ truyền ở Việt Nam rồi, năm nay lại chỉ có một mình tại đất Mỹ khiến mình rất nhớ nhà. Mình chưa từng nghĩ mình sẽ nhớ nhà như thế”.

Những ngày cận kề Tết cổ truyền, Phương thường xuyên liên lạc với gia đình tại Việt Nam để nắm được tình hình của mọi người. Bạn chia sẻ, nhìn những hình ảnh gia đình bày biện Tết âm lịch ở quê nhà khiến bạn càng nhớ Việt Nam hơn. “Xa nhà rồi, mình càng thêm nhớ những điều đơn giản dịp năm mới như chuẩn bị mâm cỗ truyền thống, cùng cả gia đình quây quần xem Táo quân hay cùng ngắm phố phường Việt Nam ngày đầu năm. Cuộc sống tại nước ngoài của mình gần như không có sự hiện diện của Tết phương Đông, vì thế mình lại càng thêm nhớ cái Tết Việt Nam” - Phương tâm sự. 

Năm đầu tiên đón Tết tại nơi xứ người, Nam Phương có rất nhiều điều muốn gửi gắm tới người thân tại quê nhà. Bạn hy vọng tình hình dịch bệnh tại quê nhà sẽ bớt căng thẳng hơn và cũng mong rằng mọi người dân đều có thể tận hưởng trọn vẹn Tết 2022 trong trạng thái bình thường mới. “Dù Tết năm nay có thể sẽ rất đặc biệt khi mọi người phải tiếp xúc với nhau qua khẩu trang, phải thường xuyên khai báo y tế hay hạn chế đi tới nơi đông người; mình vẫn hy vọng Việt Nam sẽ đón một năm mới thật hạnh phúc”. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN