Việt Nam: Vẫn buồn vì tục tảo hô
(Sóng Trẻ) Hình ảnh những “ bà mẹ nhí ” 15, 16 tuổi vẫn còn đang là nỗi trăn trở của Việt Nam hiện nay. Rời những thành phố đến với miền núi khó khăn thì những câu chuyện cười ra nước mắt về tục tảo hôn vẫn còn rất phổ biến.
Những lí do: “Nhà nghèo bố mẹ không cho đi học nữa, ở bản ai cũng lấy chồng ở tuổi này hay không lấy chồng thì không biết làm gì” là những lời giải thích ngây thơ, trong sáng của những “ bà mẹ” đang ở cái tuổi ăn, tuổi lớn. Từ sự phát triển về cơ thể cũng như những suy nghĩ chưa đủ để có thể làm một người mẹ, vậy mà bao nhiêu năm nay, bao nhiêu thế hệ của những dân tộc ít người vẫn sống và để những cô con gái đi lấy chống thành những “bà mẹ nhí”.
Thực trạng đáng buồn này xuất phát từ nguyên nhân ở sự kém phát triển về nhận thức “trời sinh voi sinh cỏ” của người dân tộc ít người ở những vùng kinh tế kém phát triển, ít có điều kiện tiếp xúc với truyền thông. Người dân tộc thiểu số vẫn không ngừng duy trì tục lệ lạc hậu của dân tộc mình, bắt con gái lấy chồng sớm và không cho đi học.
Có nhiều cô gái ý thức được điều này, mong muốn được đi học để thay đổi nhưng vẫn không thể thoát khỏi cảnh “bị bắt làm vợ” rồi khi các bạn đến tuổi vào đại học thì mình đã 1, 2 mặt con theo ý muốn của cha mẹ.
Để thay đổi được suy nghĩ, phong tục lâu đời của những dân tộc ít người vẫn còn duy trì tục tảo hôn là một điều không hề dễ dàng, đến vùng núi Tây Bắc, các tỉnh Tây Nguyên nhìn những bà mẹ nhí địu con lên nương, lên rẫy thực sự rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh. Nếu cứ tiếp diễn như thế này thì sẽ vẫn còn rất nhiều những bà mẹ còn quá trẻ, ảnh hưởng không nhỏ đến bộ mặt xã hội và đời sống của một thế hệ sau này.
Lê Nguyên
Phát thanh K31
Ảnh nguồn internet
Cùng chuyên mục
Bình luận