Vụ ngộ độc rượu lớn thứ hai tại Ấn Độ
(Sóng trẻ) – Các quan chức tại Ấn Độ cho biết có ít nhất 70 người tử vong và hơn 200 người đang được điều trị tại bệnh viện sau khi ngộ độc rượu ở miền Đông Bắc Ấn Độ.
Liên tiếp trong vòng 2 tuần , có khoảng gần 100 người chết vì nhiễm độc ở bang phía Bắc Uttan Pradesh và Uttarakhand. Theo báo cáo tại địa phương, số người tử vong dự kiến sẽ còn tăng lên. Ông Dhiren Hazarika- quản trị viên của quận laghat cho biết: “Các nạn nhân đầu tiên đã chết vào ngày thứ Năm, họ đều làm việc trong các vườn trà ở quận laghat Jorhat”.
Nạn nhân là các công nhân ở đồn điền trà tại phía Đông Bắc bang Assam.
Giám đốc Cảnh sát quận Pusharg Singh của laghat đã nói với BBC rằng: “Có 58 người trong khu vực đã thiệt mạng vì uống rượu bất hợp pháp”. Ở nguồn tin khác tại quận Jorhat cũng có 12 người tử vong do uống rượu độc, rượu lậu.
Bác sĩ Ratul Bordoloi - Bộ trưởng bộ y tế của laghat chia sẻ: “Mọi người đến bệnh viện trong trạng thái đau tức ngực, khó thở cực độ và kèm theo đó là nôn mửa dữ dội”. Các nạn nhân đã nhanh chóng rơi vào tình trạng bất tỉnh, hôn mê sâu sau khi uống phải rượu độc. Khi được mang đi kiểm tra, các bác sĩ đã phát hiện ra rượu mà nạn nhân uống có chất methanol - chất hóa học dễ dàng tấn công hệ thần kinh trung ương.
Một công nhân đang được điều trị tại bệnh viện laghat đã cho hay: “Tôi đã mua nửa lít rượu và uống nó trước khi ăn. Ban đầu mọi thứ vẫn bình thường, nhưng sau đó một thời gian tôi cảm thấy bị đau đầu, choáng váng. Nó đau đến mức tôi không thể ăn hay ngủ”. Anh cảm thấy khó chịu cho đến sáng và bắt đầu đau tức ngực. Lúc này vợ anh đưa anh đi viện và anh được điều chuyển lên bệnh viện huyện.
Cảnh sát đang điều tra sau khi có nạn nhân tử vong do uống rượu giả
Theo báo cáo của AFP, cảnh sát tiểu bang đã bắt giữ một người đàn ông vì bán rượu lậu, cùng với đó là hai quan chức đặc biệt đã bị đình chỉ vì không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp đối với việc mua bán rượu.
Tại Ấn Độ, việc tử vong do rượu giả khá phổ biến bởi rượu quá mạnh và thương hiệu rõ ràng giá thành quá cao so với rượu lậu, rượu rẻ tiền không có nguồn gốc. Đây là sự cố ngộ độc rượu nghiêm trọng và đáng cảnh báo. Trước đó vào năm 2011, cũng đã xảy ra vụ việc tương tự đã khiến gần 200 người tử vong.
Ngọc Linh (tổng hợp)
Cùng chuyên mục
Bình luận