Xóm ngụ cư Long Biên - lao đao vì đại dịch

(Sóng trẻ) - Cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ chưa đầy 2 km, có những xóm nổi trên sông Hồng đang sống cuộc sống vô cùng khó khăn khi dịch bệnh ngày càng căng thẳng. Ở đây quy tụ những con người đang sống trong cảnh 3 không: không hộ khẩu, không điện lưới, cũng chẳng nước máy. Xóm ngụ cư là một thế giới khác giữa lòng thành phố ồn ào và náo nhiệt.

Những mảnh đời “trôi dạt”

"Xóm ngụ cư" là nơi sinh sống của đông đảo người dân nghèo từ khắp mọi miền quê như: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định… lên Hà Nội mưu sinh, họ làm đủ thứ nghề từ cửu vạn, nhặt rác, bán hàng rong.

 

anh-1-1.JPG
Xóm ngụ cư nghèo Long Biên

Cuộc sống của xóm ngụ cư tách biệt hoàn toàn với sự nhộn nhịp của phố phường. Những "ngôi nhà" được dựng lên từ thùng phuy, tấm gỗ thừa hay những tấm bìa, tấm bạt bỏ đi. Tất cả được ghép nối, chắp vá, miễn sao có chốn nương thân. Nằm ngay cạnh chợ đầu mối, dưới chân cây cầu Long Biên, những khu nhà trọ lụp xụp lợp fibro xi măng cứ thế chạy dài thành một khu, chơi vơi theo triền sông, bên những nhà xây kiên cố, con phố đông đúc.

Những người dân nơi đây đều là lao động nghèo có hoàn cảnh khó khăn, ở nhiều nơi khác đến đây làm ăn sinh sống, mỗi ngày họ vừa phải vất vả mưu sinh từ sáng sớm đến tối mịt, vừa phải chống chọi với cái nắng 39 - 40 độ, ngay cả lúc về nhà. Những ngày hè này, thời điểm nắng nóng nhất là từ tầm trưa, người dân xung quanh đây cảm nhận rõ được cái nóng gay gắt như muốn thiêu đốt làn da, hơi nóng bốc lên nền nhà khiến cho ai ai cũng cảm thấy khó chịu.

Không chỉ vậy, dịch COVID-19 ảnh hưởng khiến cuộc sống của nhiều lao động ở xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên (phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên, Hà Nội). Cuộc sống đối với họ vốn đã khó khăn nay lại càng chật vật hơn.

Mưu sinh mùa dịch và câu chuyện của lòng nhân ái

Dịch COVID-19 kéo dài khiến cuộc sống của nhiều lao động ở xóm ngụ cư dưới chân cầu Long Biên (phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên, Hà Nội) ảnh hưởng rất lớn. Cuộc sống đối với họ vốn đã khó khăn nay lại càng chật vật hơn.

Không có hợp đồng lao động, việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh… lao động tự do tại xóm ngụ cư nghèo Long Biên đang “gồng mình” chống chọi trong cơn bão dịch Covid-19. Để có tiền trang trải cuộc sống trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, họ phải xoay xở mọi cách, làm nhiều nghề để mưu sinh… 

Chợ Long Biên là nơi cung cấp công việc “chủ lực” cho các lao động tự do từ ngoại tỉnh lên thành phố, tuy nhiên, thời gian này, lượng hàng về chợ giảm hẳn so với hằng năm.

Một người dân ở đây chia sẻ: “Dịch COVID-19 khiến lao động nghèo như chúng tôi không có việc. Tôi lang thang khắp nơi chỉ mong có người thuê. Nhưng dịch bệnh mãi không hết, xin việc chỗ nào cũng khó. Trước đây khi chưa có dịch còn có đồng ra đồng vào, phòng lúc ốm đau, thời gian gần đây không có việc tôi chỉ biết ở nhà.”

Đối với bà Tân (64 tuổi), làm nghề đồng nát lâu năm thì giai đoạn khó khăn nhất là khi lũ lụt. Mực nước dâng khiến cuộc sống sinh hoạt của bà bị đảo lộn ít nhiều. Những ngày này, bà Tân chỉ kiếm được đôi ba chục, đủ ăn đủ sống qua nhiều. Ngoài bão lũ, thời tiết nắng nóng và dịch Covid-19 vừa qua cũng khiến bà gặp nhiều trắc trở khi không ai thuê bà làm việc, công việc bấp bênh. May mắn cho bà Tân khi nếu bà ốm đau, bà vẫn còn được một bác sĩ ở bệnh viện 103 khám bệnh miễn phí.

anh-2-1.JPG
Bà Tân (trái) chia sẻ về cuộc sống khó khăn
anh-3-1.JPG
Con đường khiến chúng tôi khó khăn để đi tới nhà bà Tân

Dù đã ở cái tuổi phải nghỉ ngơi, phải được chăm sóc, thế nhưng chỉ cần ráo mồ hôi là hết cái để ăn, bà Tân chia sẻ. Một mình đã buồn là như vậy, nhưng số phận cứ đẩy con người ta vào những khốn cùng nhất. Bà Tân nói với chúng tôi bằng giọng điệu mệt mỏi rằng: “Bây giờ chưa phải lúc vất vả nhất đâu"... 

Những người dân xóm ngụ cư có sức khỏe một chút, hằng ngày ra chợ ngồi, ai gọi thì đi làm. Phụ nữ thì lên phố bán rong, hàng nước, rửa bát, cắt cỏ... Những người từ 60 tuổi trở lên chỉ có một nghề duy nhất là nhặt rác. Đêm đêm, họ lang thang khắp thành phố Hà Nội nhặt chai lọ, giấy vụn để bán, đến sáng mới trở về căn lều để nghỉ ngơi.

Những người lao động ở đây đều không có hộ khẩu, không có nghề nghiệp ổn định nên họ chỉ có thể kiếm sống bằng các công việc như xe ôm, bốc vác thuê, nhặt ve chai, đồng nát hay bán hàng rong. Nhưng kể từ khi dịch bùng phát trở lại thì công việc ngày một ít hơn, việc ít người đông nên có những ngày họ chẳng kiếm nổi vài nghìn qua bữa.

anh-4-1-1.JPG
anh-5-1.JPG
anh-6-1.JPG

Cuộc sống vợ chồng anh Thành, chị Tươi cũng không có nhiều khó khăn khi chi phí sinh hoạt của gia đình anh chị đều có thể lo được, nhưng đó chỉ là trước mùa dịch. Còn hiện tại cuộc sống của cả gia đình đều phụ thuộc và đồng lương ít ỏi của anh Thành bởi chị Tươi đã mất việc và khả năng tìm kiếm một công việc mới trong thời gian này là điều khó khăn.

Hai đứa con đang tuổi ăn học nên chi phí ngày một tăng. Nhưng nếu như lúc trước, một ngày anh Thành kiếm được 100.000-150.000 nghìn đồng với công

việc chạy Grab và ship hàng thì giờ có ngày chẳng nổi 50.000-60.000 nghìn đồng. Hoàn cảnh khó khăn nay còn khó khăn hơn.

Trong cái khó khăn, nghèo đói thì giàu có tại nơi đây chính là giàu tình người, khi mọi người dân xóm Phao đều coi nhau như người thân, đùm bọc và sẻ chia.

anh-7-1.JPG

Ông Được "đen"- cái tên thân thương mà người dân xóm Phao gọi ông, ngồi cùng chúng tôi ông tâm sự những đứa trẻ ở đây vì ban đầu không có giấy khai sinh, nên chẳng thể nào đến trường, ông phải làm đủ mọi cách để các cháu có được cái giấy khai sinh và mừng rỡ làm sao, bây giờ không còn em nào là không được đến trường học, thậm chí, ông còn có cho các em một thư viện tại nhà của ông.

Khi những đứa trẻ đã có được cái chữ, vị trưởng xóm lại muốn những đứa trẻ sinh ra ở đây phải có được tờ giấy khai sinh, xác định gốc gác để có thể đến trường, có cơ hội được “lên bờ”. “Tôi còn nhớ ngày trước, cứ mỗi đứa trẻ được sinh ra, ông Được đều đến tận nơi, hỏi han, tìm hiểu gốc gác, quê quán của bố mẹ chúng để về tận nơi xác minh lý lịch, làm giấy khai sinh cho các cháu. Giờ đây, các cháu sinh ra đều đã được khai sinh tại phường Ngọc Thụy ( quận Long Biên, Hà Nội) và đều có cơ hội được đến trường.” - Một người dân xóm Phao chia sẻ.

Ngày ngày những người dân trong xóm ngụ cư vẫn phải tiếp tục sống dù dịch bệnh vẫn tiếp diễn, tuy nhiên đối diện với họ là một tương lai vô định. Những hộ dân ngụ cư trên bãi giữa sông Hồng như ông Được, bà Tân, chị Tươi... và tất thảy người dân ở xóm nổi này đều có một mơ ước nhỏ nhoi đó là có một chỗ để đi về, nhưng ai cũng hiểu để được lên bờ là một ước mơ xa vời lắm khi dịch bệnh vẫn không có dấu hiệu khả quan như thế này…

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN