“Kén Em” gây ấn tượng mạnh trong phần thi quốc phục Miss Universe

(Sóng trẻ) – Đấu trường nhan sắc quốc tế không chỉ là nơi tôn vinh vẻ đẹp mà còn là nơi quảng bá nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Lấy ý tưởng từ nghề dệt tơ tằm, Khánh Vân và “Kén Em” gây ấn tượng mạnh trong phần thi quốc phục.

Trong quá khứ, Việt Nam nhiều lần tạo được ấn tượng tại phần thi trang phục dân tộc bằng nhiều bộ trang phục có tính sáng tạo cao như: Nàng Mây (Lệ Hằng - Miss Universe 2016), Hồn Việt (Nguyễn Thị Loan - Miss Universe 2017), Bánh Mì (H’Hen Niê - Miss Universe 2018), Cà phê phin sữa đá (Hoàng Thùy - Miss Universe 2019). Và lần này cũng không ngoại lệ.

Sau hơn 10 ngày chinh chiến ở Mỹ, sáng 14/5 (theo giờ Việt Nam), Khánh Vân và các thí sinh Miss Universe bước vào phần thi trang phục truyền thống tại một khách sạn ở bang Florida. Đây là phần thi phụ không thể thiếu tại các đấu trường sắc đẹp.

Như thường lệ, đại diện Việt Nam thuộc nhóm trình diễn cuối cùng, ngay sau thí sinh Venezuela. Khánh Vân hoàn thành phần thi suôn sẻ, không mắc lỗi. Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, trang phục dự thi của Khánh Vân được làm hoàn toàn từ màu trắng, vì thế, dưới ánh đèn sân khấu, bộ cánh có phần hơi "chìm" về hiệu ứng thị giác so với các thí sinh khác.

Được biết, Kén Em là quốc phục được nàng hậu lựa chọn để tham dự phần thi trang phục truyền thống. Đây là một thiết kế của Khoa Lỗ, lấy cảm hứng từ hình ảnh con kén để quảng bá, đề cao ngành dệt may của Việt Nam.

Theo như tiết lộ trước đó, Kén Em được lắp ráp rất cầu kỳ gồm áo dài cách điệu, mấn đi kèm mô hình chiếc kén chất liệu sợi tơ tằm, áp dụng kỹ thuật đan thắt thủ công kết hợp hình thức thắt dây macrame của nước ngoài. Bên trong kén mô tả nghề xe tơ dệt lụa qua guồng quay và các cuộn tơ. Tông màu trắng chủ đạo trên phom dáng áo dài giúp Khánh Vân thể hiện sự duyên dáng, thanh lịch của phụ nữ truyền thống.

Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của trang phục là ở sức nặng và khó giữ cân bằng. Điều này đã ít nhiều gây khó khăn cho cô trong lúc di chuyển và tạo dáng. Ngoài ra, quá trình vận chuyển trang phục cũng là một thử thách với nàng hậu. Cô cho biết, cô phải phải học cách rã từng bộ phận để đem lên máy bay, sau khi đến Mỹ mới lắp ráp lại.

ke1.jpg
Trên sân khấu phần thi trang phục dạ hội, Khánh Vân đã diễn tốt phần thể hiện thần thái của mình khi thoát ra từ chiến kén dù đang bị thương và phải dùng cao dán (Nguồn: Vietnamnet)
ke3.jpg
Khánh Vân là thí sinh xuất hiện cuối cùng trong phần thi trang phục truyền thống. Ban đầu, hoa hậu không lộ diện, ẩn mình trong mô hình kén. Khi đến giữa sân khấu, cô bước ra, khoe bộ áo dài trắng và bắt đầu catwalk (Nguồn:Vietnamnet)

Trước thông tin Khánh Vân phải 1 mình tự hoàn thiện mô hình Kén Em và diện lên người trong đêm thi trang phục truyền thống, người hâm mộ đã vô cùng xót xa và lo lắng khi trước đó, cô từng bị thương đến chảy máu khi diện trang phục nặng hơn 30kg này. 

Cuộc thi Miss Universe 2020 đang bước vào giai đoạn nước rút. Các thí sinh đều nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho những ngày thi cuối cùng. Theo thông tin từ ban tổ chức, bán kết diễn ra tối 14/5, chung kết vào tối 16/5 (theo giờ Mỹ) tại Hollywood, bang Florida.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN