“Ốc đảo” rác tại xóm ngụ cư chân cầu Long Biên

(Sóng trẻ) - Lâu nay, những người dân xóm trọ dưới chân cầu Long Biên hàng ngày đang đối diện với cảnh rác chất thành núi ngay bên cạnh những căn nhà tạm bợ, chật hẹp.

Theo ghi nhận của phóng viên Trang tin điện tử Sóng trẻ, người dân sinh sống tại khu vực xóm trọ dưới chân cầu Long Biên (tổ dân phố 7, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội) đã chịu cảnh sống chung với ô nhiễm trầm trọng trong nhiều năm.  

Không chỉ hơn 60 hộ dân tại xóm ngụ cư mà nhiều gia đình sống xung quanh cũng phải chịu cảnh mùi hôi thối nồng nặc xộc thẳng vào mũi mỗi khi đi ngang. La liệt hoa quả thối, đồ ăn ôi thiu và rác chất thành chồng, nước đen ngòm, ruồi nhặng bâu đầy trên đống rác. Hiện trạng ô nhiễm tại đây không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh mà còn gây mất mỹ quan đô thị.

2.png
Con mương đen ngòm, ngập tràn rác. (Ảnh: Hà Linh)
1.png
Nơi lối ra sông Hồng cũng ngập phế thải những ngày nước rút. (Ảnh: Phương Linh)

Nguyên nhân ô nhiễm chủ yếu từ mương thoát nước thải chợ Long Biên, và các khu dân cư xả thẳng xuống sông Hồng. Mỗi mùa nước rút, những “núi rác” càng hiện rõ. Đứng trên cầu Long Biên nhìn xuống, xóm trọ tạm bợ xung quanh lộn xộn toàn chất thải do chính người dân trong khu vực và xung quanh xả xuống, khiến ô nhiễm thêm phần tồi tệ, nỗi lo ngày càng chồng chất.

Được biết, cư dân tại đây chủ yếu là người lao động nghèo từ các tỉnh thành khác như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định… đến cư ngụ. Họ mưu sinh nhờ nghề buôn bán, bốc vác, đẩy xe hoặc nhặt ve chai quanh khu vực chợ Long Biên. 

7.png
Khung cảnh xóm “tạm” dưới chân cầu Long Biên. Tuy chỉ dựng tạm từ tôn - mùa hè thì nóng, mùa đông lại lạnh nhưng đây đều là nhà thuê với giá đến hơn 1 triệu đồng/tháng. (Ảnh: Hà Linh)

Bắt gặp bà N.T.P (nhân vật đã được thay tên, cư dân tại xóm trọ) đang lội mình xuống dòng nước bốc mùi, đen ngòm để nhặt nhạnh từng chai nhựa về bán ve chai. Khi được hỏi về công việc, bà nghẹn ngào: “Biết là nguy hiểm và nguy cơ nhiễm bệnh cao nhưng vì cuộc sống mưu sinh tôi vẫn quyết định làm”. 

4.png
Chân trần, tay trần, không găng tay hay bất cứ đồ dùng bảo vệ nào, công việc của bà N.T.P tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm các bệnh về đường tiêu hoá, viêm gan A, bệnh về da… (Ảnh: Hà Linh)
10fix.png
Căn trọ tạm bợ của bà P dưới chân cầu Long Biên. (Ảnh: Phương Linh)

Được biết tình trạng trên đã tồn tại hơn 10 năm, người dân xung quanh tuy “dần dà thành quen” nhưng mỗi khi được hỏi, họ đều bày tỏ sự bức xúc khi môi trường sống bị ô nhiễm. Bà T.T.H (nhân vật đã được thay tên, cư dân tại quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Hơn chục năm nay đã vậy, cũng không biết nên làm thế nào. Trước đây cũng có các đội dọn dẹp mương hàng tháng… nhưng rồi đâu lại vào đấy”. 

8.png
Bà T.T.H (Bán nước phía sau chợ Long Biên) ngán ngẩm mỗi khi nhắc đến con mương ngay cạnh nhà mình. (Ảnh: Phương Linh)
 
5.png
Không chỉ rác thải từ nơi khác trôi dạt đến mà người dân tại đây cũng vứt nhiều vật dụng sinh hoạt không còn sử dụng ra thẳng đường mương. (Ảnh: Hà Linh)

Tình trạng ô nhiễm kéo dài tại khu vực dưới chân cầu Long Biên không chỉ là vấn đề về môi trường mà còn là câu chuyện về sự bấp bênh và khó khăn của những người dân nghèo đang sinh sống tại đây. Những câu chuyện như của bà N.T.P hay bà T.T.H phản ánh một thực tế đáng buồn rằng, dù sống ngay giữa Thủ đô Hà Nội nhưng nhiều người vẫn phải đối mặt với những khó khăn mà phần nào đó do chính bản thân họ tạo ra. Dù biết rõ tác động tiêu cực của ô nhiễm đến sức khỏe, họ vẫn không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục sinh sống và làm việc trong điều kiện thiếu thốn, nguy hiểm. Thậm chí, thay vì có những biện pháp tự cải tạo không gian sống, họ lại “tiếp tay” để tình trạng ô nhiễm thêm phần trầm trọng.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN