50 năm đào tạo báo chí - truyền thông ở Thụy Điể



(Sóng trẻ
) - Trong Hội thảo quốc tế: “Truyền thông đại chúng - Đào tạo, bồi dưỡng thời kỳ hội nhập” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức trong hai ngày 16 và 17/6/2008 có nhiều tham luận của các đại biểu nài nước. Sóng trẻ giới thiệu tham luận của TS Hakan Lindhoff, Giám đốc chương trình đào tạo báo chí bậc đại học (Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Tổng hợp Stocholm, Thuỵ Điển để ban đọc cùng tham khảo.


Viện Báo chí ở Stocholm được thành lập năm 1959 với tư cách là một đơn vị trực thuộc Hiệp hội các nhà xuất bản báo chí: đào tạo một học kỳ (6 tháng).

Được tổ chức lại thành Trường Báo chí thuộc sở hữu nhà nước năm 1963: đào tạo 2 học kỳ, sau đó, kéo dài thành 3 học kỳ, có sự phối hợp với các công ty báo chí.

Phát triển thành chương trình đào tạo báo chí 4 học kỳ vào năm 1971. Lúc này, việc nghiên cứu lý thuyết và sự quan sát thực tế được kết hợp chặt chẽ với nhau. Mỗi khoá đều có đào tạo thực hành về viết tin, viết bài đinh, biên tập. Dần dần, sự phối hợp được mở rộng tới tất cả các loại ấn phẩm in (báo, tạp chí, chuyên san thương mại, v.v.)

Từ đầu những năm 70 của thế kỷ 20, các khoá đào tạo “kỹ thuật thông tin” kéo dài 1 học kỳ đã được tiến hành ở Trường Báo chí, bao hàm “thông tin và Quan hệ công chúng (PR). Các khoá này tách hẳn ra khỏi chương trình đào tạo báo chí.

Trường Báo chí sáp nhập vào Trường Đại học Tổng hợp Stocholm năm 1977. Hoạt động đào tạo báo chí được mở rộng, bao gồm cả phát thanh và truyền hình. Và chương trình khi đó cũng tăng thời lượng tới 5 học kỳ.

Chương trình đào tạo Thông tin và PR cũng kéo dài thành 2 học kỳ năm 1978. Mặc dù đã có sự kết hợp, nhưng lý thuyết vẫn nặng hơn thực hành.

Từ những năm 80, chương trình đào tạo báo chí phát triển thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh bậc cử nhân báo chí (6 học kỳ, trong đó, một học kỳ bao gồm các môn như khoa học chính trị, văn học, xã hội học, v.v.).

Tương tự, chương trình đào tạo thông tin và PR cũng được mở rộng thành chương trình đào tạo cử nhân năm 1985, đến năm 1988 chuyển thành chương trình đào tạo truyền thông.

Điều này đã tạo nên một sự thay đổi to lớn, dẫn đến sự hợp nhất Trường Báo chí và Trung tâm Nghiên cứu truyền thông đại chúng ở Trường Đại học Tổng hợp Stocholm.

Nhờ đó, từ năm 1989, đã diễn ra sự chuyển đổi từ một trường đào tạo báo chí bậc đại học thành một cơ sở đào tạo, giáo dục, nghiên cứu hoàn chỉnh, bao gồm:

- Chương trình đào tạo cử nhân báo chí.

- Chương trình đào tạo cử nhân truyền thông

- Chương trình đào tạo Tiến sĩ Báo chí

- Chương trình đào tạo Tiến sĩ truyền thông.

Cơ sở nền tảng cho việc đó là sự xuất hiện của 2 Giáo sư:

- Một Giáo sư Báo chí

- Một Giáo sư Truyền thông

Trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2000, nhiều bước đi đã được triển khai, nhằm:

- Kết hợp giảng dạy và nghiên cứu trong tất cả các chương trình;

- Kết hợp lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo báo chí;

- Phát triển các chương trình đào tạo Thạc sĩ Báo chí (dành cho các đối tượng là các chuyên gia hoặc các sinh viên các khoa khác);

- Phát triển các chương trình đào tạo Thạc sĩ về truyền thông để xây dựng nền tảng cho việc tuyển mộ nghiên cứu sinh.

Từ năm 2003, chúng tôi đã phân tách 2 mảng lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo báo chí dưới bậc cử nhân- năm đầu tiên học lý luận về báo chí (có phần kết hợp với việc giảng dạy về truyền thông); năm tiếp theo học thực hành báo chí; nửa năm sau đó, hợp tác với các cơ quan truyền thông; nửa năm cuối cùng làm luận văn cử nhân-đề tài sinh viên tự chọn).

Có thể rút ra những bài học như thế nào từ quá trình đào tạo báo chí ở Thuỵ Điển?

1. Luôn có áp lực và sự mâu thuẫn giữa thực hành và lý thuyết trong giảng dạy-cần xử lý một cách linh hoạt bằng sự kết hợp hoặc phân tách.

2. Luôn có sự phụ thuộc lẫn nhau và sự căng thẳng giữa giảng dạy báo chí và giảng dạy PR. Hai ngành này cần hiểu biết lẫn nhau.

3. Luôn có nhu cầu về cơ sở nghiên cứu dành cho các môn học bậc cử nhân, và về giảng dạy báo chí như là nền tảng cho việc nghiên cứu báo chí.

4. Luôn có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa đào tạo báo chí và thực hành báo chí (thể hiện thông qua sự hợp tác với các cơ quan truyền thông về mặt phương tiện cũng như phương pháp).

5. Luôn cần phải xem xét sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc thực hành báo chí, làm cho đào tạo báo chí tương thích với sự phát triển, nhưng đồng thời cũng phải kiểm tra nó một cách nghiêm ngặt.

6. Luôn phải xem xét sự phát triển về kinh tế và chính trị (vai trò của thị trường và của nhà nước) của báo chí để trù liệu cơ sở thực tiễn và phê phán đối với đào tạo báo chí.

7. Những xu hướng toàn cầu cần được lưu ý khi thị trường, chính trị và công nghệ thông tin và truyền thông đã gia nhập quá trình toàn cầu hoá. Những xu hướng này phải được xem xét cẩn trọng vì chúng có thể có những căn nguyên và mục đích khác nhau.

8. Trong bất cứ trường hợp nào cũng cần chú ý: Nếu vai trò phê phán, dân chủ và đạo đức của nhà báo không được quan tâm trong đào tạo báo chí thì vị thế của họ sẽ bị sụt giảm thành những kẻ tuyên truyền cho các thế lực kinh tế hay chính trị mà thôi.
 
TS Hakan Lindhoff

Giám đốc chương trình đào tạo báo chí bậc đại học

Khoa Báo chí và Truyền thông
Đại học Tổng hợp Stocholm, Thuỵ Điển

Hoàng Anh (dịch)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN