ĂN THỊT CHÓ – CÓ PHẢI “NÉT VĂN HOÁ” ?
(Sóng trẻ) - “Thịt chó – ăn hay không?”; “Giết thịt chó, mèo có khác gì với giết thịt các loài gia súc gia cầm khác mà chỉ bảo vệ chó mèo?” …. Không khó để thấy những topic về vấn đề này đang nóng đến thế nào trên các diễn đàn, mạng xã hội. Văn bản số 4170 của UBND TP Hà Nội đang hướng tới việc biến Thủ đô trở thành thành phố thân thiện, văn minh hơn trong mắt du khách quốc tế bằng việc dần đưa thịt chó mèo ra khỏi bản đồ ẩm thực của Hà Nội. Tuy nhiên nỗ lực từ phía chính quyền Thủ đô này lại gặp phải một số ý kiến trái chiều.
Có tồn tại “văn hoá thịt chó”?
Theo “phe ăn thịt chó”, có không ít người biện minh ăn thịt chó đã là một “nét văn hoá” không thể xoá bỏ. Bằng chứng là vào các dịp Tết, giỗ chạp, ma chay cưới hỏi tại một số nơi đều không thể thiếu món “mộc tồn”. Hay như vào cuối tháng, cảnh người người kéo nhau đi ăn thịt chó giải xui đã không còn xa lạ. Có những làng xã, phố xá trở nên nổi tiếng, đổi đời nhờ nghề giết mổ, kinh doanh thịt chó mèo. Chưa nói đến việc, thịt chó, theo ý kiến nhiều người, là “vua của các loại thịt” vì nn và bổ dưỡng. Theo Nho giáo, chó nằm trong lục súc– tức sáu con vật được loài người thuần dưỡng để nuôi trong nhà (cùng với trâu, ngựa, dê, gà, lợn), tức là có thể giết thịt.
Mặc dù thế nhưng không có tài liệu nào ghi chép thịt chó là món ăn truyền thống hay "đặc sản" của bất cứ địa phương nào, hay cho thấy giá trị văn hoá của việc ăn thịt chó.
Một quầy thịt chó tại chợ Phùng Hưng (Hà Nội)
Nguồn gốc của những mâm cỗ "cầy tơ"
Năm 2015, Liên minh bảo vệ chó châu Á ACPA ước tính có đến 5 triệu cá thể chó bị giết thịt ở Việt Nam. Đây là một con số khổng lồ, gây chấn động với cả 2 phe những người ăn thịt chó lẫn những người nói không. Theo tiết lộ của những chủ quán thịt chó, hiện nay có đến 80% nguồn cung của các cửa hàng là từ chó bị bắt trộm. Trước đây, nguồn cung cấp chó chủ yếu đến từ Thái Lan, Lào, Campuchia với số lượng hàng trăm ngàn con. Tuy nhiên khi quỹ Soi Dog làm việc với chính phủ Thái Lan vào năm 2014 để chấm dứt “con đường tơ lụa thịt chó” này, nguồn cung thiếu hụt trầm trọng dẫn đến việc nạn trộm chó trong nước trở nên nhức nhối. Có những thời điểm “khan hàng”, cẩu tặc ráo riết “m hàng” ở khắp các làng xóm ngõ ngách với những vũ khí gây sát thương như súng điện, dao kiếm…. Hàng trăm vụ ẩu đả, thậm chí thương vong khi cẩu tặc chống trả lại người dân đã được báo đài ghi nhận.
Những hiểm hoạ về sức khoẻ khi ăn thịt chó
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bên cạnh việc bị cắn, chúng ta hoàn toàn có thể bị lây nhiễm bệnh dại bằng việc ăn thịt nhất là ăn tiết canh được chế biến từ những con chó mang mầm bệnh. Sau khi bị nhiễm dại, thời gian ủ bệnh ở người có thể là vài tuần lễ, một năm hoặc lâu hơn khiến cho việc điều trị vô cùng khó khăn. Không chỉ những con chó bị dại, kể cả những con chó đã được tiêm vaccine cũng cũng gây nguy hiểm cho người ăn thịt chó. Nài ra, nguy cơ bị nhiễm các loại sán cũng rất cao, đặc biệt là sán dãi chó, khi vào mắt có thể gây mù hay hôn mê khi sán lên não; hoặc bị ngộ độc do tồn dư của bả chó trong thịt…
Thịt chó là thực phẩm rất giàu chất đạm nhưng có tính nhiệt. Sau khi ăn nhiều thịt chó, người ăn có thể thấy người nóng, bụng chướng, cảm giác ậm ạch, khó tiêu… Chính vì thế nếu ăn nhiều thịt chó thì chất đạm không được tiêu hóa hết, gan thận làm việc quá tải dẫn đến các bệnh về gan, thận.. Với hàm lượng axit uric cao, thịt chó cũng bị cấm chỉ định với những người bị bệnh gút, phụ nữ có thai hay những người huyết áp cao, có bệnh lý về mạch máu não.
Kết
Một món ăn có phải là tinh tuý ẩm thực hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sự cầu kỳ trong cách chế biến, ý nghĩa tinh thần, nguồn gốc xuất xứ … mà xét theo đó thì rõ ràng thịt chó chưa bao giờ là “nét văn hoá” trong ẩm thực xứ kinh kì nói riêng cũng như của cả Việt Nam nói chung. Không cần phải chờ đến tư tưởng từ phương Tây du nhập, bản thân người phương Đông cũng coi chó là loài động vật trung thành như người bạn của con người. Các miếu thờ còn có tượng chó đá ở bên nài giữ cửa, thờ thần chó (khuyển nhi) …
Câu hỏi "Có nên ăn thịt chó?" vẫn đang để ngỏ, đồng ý hay phản đối tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên những hệ quả xoay quanh việc "ăn thịt chó" vẫn cần được xem xét và giải quyết thỏa đáng.
PV
Cùng chuyên mục
Bình luận