Ảnh báo chí biết... kể chuyệ
(Sóng Trẻ) - Ảnh báo chí không phải là để “trang trí”, không phải để minh họa. Một bức ảnh báo chí tốt là bức ảnh kể lại một câu chuyện mà không cần ngôn từ gì nài chú thích ảnh.
Những điều lưu ý
Khi ảnh báo chí mang đến thêm thông tin cho câu chuyện, bổ sung thêm một yếu tố thị giác vào bài viết, thì khi ấy ảnh báo chí phát huy tác dụng. Trong báo chí hiện đại ảnh báo chí có vai trò hết sức quan trọng đối với bài viết và có thể khiến cho bạn đọc cảm thấy hứng thú.
Để có những bức ảnh báo chí tôt bạn nên tránh một số điều sau:
- Ảnh chụp từ cự ly quá xa. Đừng e ngại, không có ai cắn bạn đâu.
- Đừng sợ những bức ảnh có giao tiếp bằng ánh mắt. Chúng có sức mạnh thu hút sự chú ý. Nhưng đừng chụp kiểu ảnh chân dung “chứng minh thư”.
Chụp ảnh ánh mắt trong ảnh báo chí có sức mạnh thu hút sự chú ý
- Thiếu sự đa dạng trong góc độ. Hãy chụp nhiều ảnh từ nhiều góc độ khác nhau để người trình bày báo có nhiều lựa chọn.
Chụp ảnh ở nhiều góc độ
- Đừng đặt đối tượng vào tâm ảnh. Ảnh như vậy trông quá tĩnh, không có chuyển động.
- Sử dụng các khoảng cách khác nhau, phối hợp giữa chụp góc rộng và chụp cận cảnh.
- Chụp ảnh cả ở chiều thẳng đứng lẫn chiều ngang để tạo sự đa dạng. Một nguyên tắc đơn giản là khi bạn muốn cho thấy một hình ảnh cân bằng, bình tĩnh, rộng lớn thì sử dụng hình ảnh theo chiều ngang. Khi bạn muốn cho thấy hình ảnh kịch tính, năng động hoặc cao thì dùng ảnh thẳng đứng.
- Tránh dùng ảnh nhiều người dàn hàng ngang ra đứng trước máy ảnh cho bài viết vì những ảnh kiểu này hiếm khi mang lại thêm thông tin gì cho bài báo.
Đưa Ảnh Lên Trang
- Khi lựa chọn bức ảnh cho bài viết của mình xong bạn còn cần biết cách trình bày nó trên trang báo.
- Tránh để ảnh xung đột nhau. Tránh đăt ảnh liền hình quảng cáo hoặc sát một ảnh khác ở nửa kia của trang đôi.
Ảnh và các yếu tố khác không phải để trang trí mà phải có thông tin. Mỗi một yếu tố trên trang báo phải cho biết một phần nội dung.
- Dùng nhiều kích cỡ ảnh. Chỉ dùng các ảnh có cùng kích thước khi chúng nhấn mạnh những giá trị tương đương nhau.
- Các nghiên cứu theo dõi sự chyển động của mắt cho thấy bài viết nào có ảnh đi kèm sẽ được nhiều ngươi đọc hơn, và bài viết dài hơn sẽ được đọc nhiều hơn nếu có ảnh.
- Và tất nhiên…đừng chỉnh sửa ảnh quá nhiều trừ khi bạn cho độc giả biết điều này (ví dụ: ghép ảnh, đổi màu…)
- Đừng viết chú thích ảnh để tả những gì có trong ảnh. Bạn đọc tự nhìn thấy trong ảnh có gì. Hãy giải thích cho hình ảnh! Phải chú ý phông chữ của phần chú thích ảnh phải khác với phông chữ của bài viết để độc giả dễ nhận ra chữ nào thuộc phần nào.
Ngô Thị Thúy Hằng
Truyền hình K31 – A1
Cùng chuyên mục
Bình luận