“Bấn loạn” với các quy định trên trời của ngành Giáo dục
(Sóng trẻ) - Kì thi năm nay có rất nhiều đổi mới, thậm chí các dự định đổi mới cũng liên tục thay đổi: từ 6 môn xuống 4 môn; từ điểm thi quyết định 100% kết quả tốt nghiệp thành 50% điểm thi và 50% kết quả rèn luyện lớp 12. Rồi cả những quy chế mới của Bộ cho tuyển sinh ĐH, CĐ cứ “ùn ùn” rơi xuống khiến học sinh “bấn loạn, dư luận lo lắng.
Quy định nặng nề
Quy định về thi bốn môn tốt nghiệp đáp ứng được mong mỏi của học sinh, đảm bảo yêu cầu về một kỳ thi nhẹ nhàng. Tuy nhiên, vẫn có những người không đồng tình và đưa ra nhiều lý do khiến người nghe phải suy nghĩ về những quy định được cho là “trên trời rơi xuống”.
“Em không đồng tình thi bốn môn, điều này sẽ làm cho học sinh học lệch hơn nhiều. Trước giờ vốn dĩ học đã học lệch khá nhiều vì tập trung cho đại học, giờ còn đưa ra phương án này, không chừng còn “loạn” hơn. Em vẫn thích giữ sáu môn trong kỳ thi tốt nghiệp, bởi các bạn sẽ cân bằng được kiến thức cho mình, có cái nền vững chắc rồi thì sau này lên học đại học cũng đỡ hơn”- Việt Hà(THPT Nguyễn Tất Thành) chia sẻ.
Không nên duy trì phương án thi tốt nghiệp THPT 2014
“Chỉ trong một thời gian ngắn mà phải nhận hàng loạt quy chế mới khiến chúng em thực sự bấn loạn. Quy định mới của Bộ đưa ra gấp gáp như thế càng tạo áp lực cho học sinh chúng em. Chỉ còn khoảng gần 3 tháng là tới kỳ thi tốt nghiệp THPT rồi, áp lực vì kỳ thi tốt nghiệp và đại học quá gần nhau, muốn điểm số lớp 12 thật tốt để vững tâm thi tốt nghiệp là điều nặng nề”_ Thảo Anh (THPT Chu Văn An) tâm sự.
Một số học sinh lo lắng về sự thay đổi như chong chóng trong các dự thảo, quy định của Bộ. Em Huỳnh Vũ Thu Hà(THPT Chu Văn An) lo lắng: “Em thấy quy chế có nhiều thay đổi quá, mà hầu như không mang lại lợi ích gì, chỉ tốn thời gian, gây áp lực và khiến chúng em phải suy nghĩ rất nhiều để thích ứng với những “biến đổi” bất ngờ của Bộ”
“Quy chế mới thế này có khi môn GDCD của cô cũng chẳng còn ai hứng thú học”_Những chia sẻ rất thật của Cô Nguyễn Thu Hà, giáo viên môn GDCD, trường THPT Nguyễn Tất Thành”
“Bộ giáo dục đang thiếu thận trọng khi đưa ra những đổi mới về thi cử”
GS Văn Như Cương(Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh) đã có những chia sẻ thẳng thắn về những quyết sách của Bộ GD&ĐT mới đây.
Ông cho rằng, việc xét thêm kết quả học tập của THPT là không cần thiết, bởi nếu áp dụng cách tính điểm này sẽ phát sinh thêm kẻ hở của tiêu cực, tâm lí thầy cô thương học trò sẽ cho điểm cao hơn khiến điểm tổng kết cuối năm không phản ánh đúng thực lực của học sinh. “Tôi lo sợ năm nay 100% học sinh đỗ tốt nghiệp”.
Việc Bộ cho thí sinh tự chọn môn thi khiến tình trạng học lệch, học tử sa vào vũng lầy mới. Vậy, vô hình chung chính sách giáo dục toàn diện và mục tiêu 3 không mà Bộ đưa ra trước đó đang dần bị “phá sản”.
Năm nay Bộ lại quyết định thành lập một hội đồng thi và nếu phải thi liên trường thì không được trộn học sinh các trường khác nhau trong một phòng. GS Văn Như Cương nói vui rằng: “May mà trường mình không có ai thì môn sử. Bởi vì nếu có 1 em duy nhất thi môn sử, theo quy định của Bộ thì trường sẽ phải bố trí cho thí sinh đó 1 phòng thi riêng, giám thị, nhân viên y tế riêng… Vậy tốn bao nhiêu chi phí cho thí sinh đó?”.
GS Văn Như Cương
Gần đây, báo chí xôn xao rằng Bộ GD&ĐT có ý định sát nhập hai kì thi vào làm một, GS Cương cho rằng: “Nếu thi tốt nghiệp thế này mà bỏ thi đại học thì không ổn. Vì đại học người ta không tin vào kết quả này, có quá nhiều tiêu cực trong kì thi tốt nghiệp”.
Ông cũng chia sẻ thêm, nếu được thì làm theo kiểu SAT của Mỹ, tức là trong một bài thi sẽ có tất cả các môn thời gian là 3,5 tiếng , có cả những câu hỏi hiểu biết xã hội , có thể nói đây là một hình thức thi đánh giá hết kỹ năng nhận thức của học sinh, kiến thức rộng khắp. học sinh nào học lệch thì khó có thể đạt điểm cao. Các trường đại học có thể dự vào điểm nay để tuyển sinh, nếu là trường KHTN thì sẽ chọn những em có điểm các môn Toán Lí Hóa cao, Nếu là trường KHXH thì sẽ chọn những em có điểm Văn Sử Địa cao .v.v. , các trường tuỳ tiêu chí mà chọn.
Những ý kiến xoay quanh quy chế thi mới của Bộ sẽ khiến Bộ GD&ĐT có quyết định đúng đắn hơn trước khi đưa ra các phương án thi trong những đợt thi tiếp theo.
CTV Đào Thị Cảnh
Cùng chuyên mục
- Khoa Phát thanh – Truyền hình chuẩn bị công tác Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 – 2022
- Tổ chức hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Đoàn thanh niên Học viện Báo chí và Tuyên truyền khóa IX nhiệm kỳ 2012 – 2014
- Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ Preeti Saran thăm và làm việc tại Học viện Báo chí và Tuyên truyề
Bình luận