Doanh nghiệp xã hội và vấn đề trao quyền cho phụ nữ

(Sóng Trẻ) Doanh nghiệp xã hội (DNXH) ở Việt Nam trong lĩnh vực tăng quyền năng của người phụ nữ là nội dung bài phát biểu của bà Phạm Kiều Oanh – sáng lập và CEO Trung tâm Hộ trợ Sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) trong khuôn khổ chương trình Hội thảo SWEM –Students’Women Empowerment Movement. Hội thảo diễn ra ngày 19/10 tại hội trường D201 Đại học Nại thương Hà Nội.

Hiện nay việc phát triển các DNXH đang là một xu thế mới trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến môi trường cũng như xã hội. Tại buổi hội thảo, bà Phạm Kiều Oanh chia sẻ: “DNXH là những doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tối cao là phát triển xã hội hay bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng phương thức hoạt động như một doanh nghiệp. Tùy theo từng quốc gia, DNXH có thể có các hình thức pháp lý khác nhau: tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện, hợp tác xã hay các doanh nghiệp tư nhân”. Mục đích của DNXH là cung cấp dịch vụ và tạo việc làm cho đối tượng yếu thế, giải quyết thất bại của thị trường với mục tiêu không vì lợi nhuận, lợi nhuận chủ yếu dùng tái đầu tư cho mục tiêu xã hội. 

7bba948fd_anh_1.jpg
Đông đảo các bạn trẻ đến từ các trường đại học khác nhau đến tham dự hội thảo

Cũng trong bài phát biểu của mình, bà Phạm Kiều Oanh cho biết, DNXH không như các doanh nghiệp thường là chỉ hoạt động với mục đích thương mại thuần túy mà nó mang tính hỗn hợp giữa từ thiện và thương mại. DNXH được định hướng bởi sứ mệnh xã hội và định hướng thị trường, nó vừa theo đuổi giá trị xã hội vừa theo đuổi giá trị kinh tế. Lợi nhuận được tái đầu tư cho các hoạt động theo sứ mệnh hoặc chi phí vận hành, phát triển DNXH. 4 xu hướng phát triển DNXH ở Việt Nam hiện nay: thứ nhất là sự xuất hiện của các DNXH mới, cân bằng mục tiêu xã hội và kinh doanh; thứ hai là các tổ chức xã hội phi lợi nhuận phát triển nhánh kinh doanh; thứ ba kinh doanh với người nghèo; thứ tư là các HTX/tổ chức công cộng – tập hợp mục tiêu phát triển thị trường, hỗ trợ, hợp tác và tuân thủ nguyên tắc dân chủ và chia sẻ quyền lợi.

7bba948fd_anh_2.jpg
Bà Phạm Kiều Oanh chia sẻ tại buổi hội thảo

Về vấn đề trao quyền cho phụ nữ, bà Kiều Oanh cho biết: “Để trao quyền cho phụ nữ cần tạo điều kiện cho phụ nữ có thể kiểm soát một cách bình đẳng các yếu tố trong sản xuất kinh doanh đồng thời tham gia một cách bình đẳng với nam giới vào quá trình phát triển”. Có 7 nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ đó là:

1. Lãnh đạo cam kết
2. Bình đẳng và không phân biệt đối xử
3. Sức khỏe, an toàn, không bị bạo hành
4. Giáo dục và đào tạo
5. Phát triển doanh nghiệp, chuỗi cung ứng và hoạt động thị trường
6. Tham gia và lãnh đạo cộng đồng
7.  Minh bạch và có thể đo lường, giải trình

Mục tiêu của bình đẳng giới trong phát triển kinh tế là đảm bảo phụ nữ được hưởng phúc lợi cơ bản như nam giới, để phụ nữ có cơ hội được tiếp cận với tư liệu sản xuất, hiểu khác biệt vai trò giới trên cơ sở đó phân công lao động cần công bằng và thỏa thuận hai bên, sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong quá trình ra quyết định, lập kế hoạch, quản lí và điều hành; cân bằng quan hệ giữ phụ nữ và nam giới đối với các yếu tố sản xuất.

7bba948fd_anh_3.jpg
Be the change you want to see in the world

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển thì việc phát triển hệ thống các DNXH và vấn đề trao quyền cho phụ nữ đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Những chia sẻ của bà Phạm Kiều Oanh trong buổi hội thảo thật sự là những thông tin vô cùng hữu ích đặc biệt là đối với các bạn trẻ nhằm bổ sung kiến thức cho mọi người về sự phát triển chung của DNXH và tăng quyền năng của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là vai trò người phụ nữ trong các DNXH.

Nguyễn Thị Hà (B)
Lớp Truyền hình K31 A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN