Bao giờ mới có nhà riêng?
(Sóng Trẻ) - Theo thống kê chưa đầy đủ có hơn 60% sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (SQ,QNCN) nhất là sĩ quan cấp úy chưa có nhà riêng.
Thực trạng đáng buồn
Đặt chân đến khu tập thể dành cho SQ,QNCN của bốn cơ quan quân khu 1, thuộc địa bàn xã Núi Voi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên mới thật sự buồn trước cuộc sống còn qúa nhiều khó khăn nơi đây.
Nơi sinh sống của hai mươi hộ gia đình là hai dãy nhà cấp bốn, tường vôi đang bong tróc loang lổ, lấm lem muội than tổ ong. Những ngôi nhà này được xây dựng cách đây vài chục năm rồi, tuổi của chúng chắc có lẽ không ít hơn những chủ nhân đang trú ngụ trong đó, những mái ngói xô nghiêng như chỉ chờ rơi xuống.
Vậy mà kỳ lạ, nó vẫn đứng đó thi gan cùng trời đất. Ánh mắt tôi liên tục bị vướng bởi những dây phơi quần áo chăng kín mít trước hiên nhà, chen cả lối đi, chật chội, ngột ngạt như những “siêu thị mặt đất.”
Tiếp tôi trong căn nhà bé tin hin là đại úy QNCN Lê Văn Quỳnh, lái xe thuộc kho Công Binh, Bộ Tham Mưu Quân khu 1. Hơn hai mươi năm tuổi quân là chừng ấy năm tuổi nghề, anh bộc bạch: “Gia đình tôi có bốn người, vợ là y tá của Bệnh xá 43 Cục hậu cần. Cuộc sống nói chung khá vất vả. Các cháu cũng đã lớn, mọi sinh hoạt diễn ra trong 18 mét vuông này thôi”.
Tôi biết lương của hai anh chị được khoảng tám triệu đồng/tháng nhưng với thời giá hiện nay trừ tiền ăn học của hai đứa nhỏ, tiền ăn uống của cả gia đình, đi lại, xăng xe, điện nước, hiếu hỷ... chẳng tháng nào anh chị để ra được một triệu đồng. Thành thử muốn tích cóp mua đất, xây nhà nhưng gần như là không thể.
Tìm hiểu những gia đình hàng xóm liền kề, chúng tôi nhận được câu trả lời là “bốn cùng” (cùng ở xa quê, cùng không làm thêm, cùng sống trong căn nhà 18 mét vuông và tất nhiên là cùng... nghèo) và “ba không” (không đất, không nhà, không có tích luỹ).
Và ước mơ về một ngôi nhà…
Một số khu tập thể của các đơn vị khác tình trạng có vẻ còn bi đát hơn. Tại Tiểu đoàn 23 có 24 sĩ quan và 40 QNCN nhưng chưa một ai được cấp đất. 3 trong số 23 sĩ quan mua được đất, xây được nhà là nhờ bố mẹ hai bên, còn lại là đi thuê nhà, một số ít mượn nhà tập thể của đơn vị.
Nhà tập thể thì thấp lè tè. Mùa hè dột nát, mùa đông dù che chắn thế nào vẫn trống hơ trống hoác, gió lùa lạnh thấu xương.
Thiếu tá QNCN Hà Thị Phú - người mới nhận sổ lương tháng 8 vừa qua cho biết: Mặc dù chị nhiều lần làm đơn xin được cấp đất nhưng vì chồng không phải là bộ đội nên không đủ tiêu chuẩn. Hiện cả gia đình bốn người vẫn đang tá túc trong căn nhà chưa đầy 18 mét vuông và cũng chẳng biết phải ở đến bao giờ.
Chia tay khi trời nhá nhem tối. Những chiếc bếp than (được các chị gọi vui là “bếp ga chọc lỗ”) bắt đầu nghi nghút khói lòng không khỏi day dứt.
Đến bao giờ những quân nhân này mới có được một ngôi nhà của riêng mình? Cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp có trách nhiệm, cần quy hoạch hợp lý các khu đất quốc phòng, mở rộng diện được xét cấp đất, có nhiều hơn nữa các chính sách hỗ trợ, xây dựng chung cư... hoặc ít ra là hỗ trợ để cải tạo, nâng cấp những khu tập thể vốn dĩ đã quá tồi tàn.
Còn quá nhiều việc phải làm nhưng ít nhất phải có ai nghĩ đến…
Thực trạng đáng buồn
Đặt chân đến khu tập thể dành cho SQ,QNCN của bốn cơ quan quân khu 1, thuộc địa bàn xã Núi Voi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên mới thật sự buồn trước cuộc sống còn qúa nhiều khó khăn nơi đây.
Nơi sinh sống của hai mươi hộ gia đình là hai dãy nhà cấp bốn, tường vôi đang bong tróc loang lổ, lấm lem muội than tổ ong. Những ngôi nhà này được xây dựng cách đây vài chục năm rồi, tuổi của chúng chắc có lẽ không ít hơn những chủ nhân đang trú ngụ trong đó, những mái ngói xô nghiêng như chỉ chờ rơi xuống.
Dãy nhà xuống cấp trầm trọng.
Vậy mà kỳ lạ, nó vẫn đứng đó thi gan cùng trời đất. Ánh mắt tôi liên tục bị vướng bởi những dây phơi quần áo chăng kín mít trước hiên nhà, chen cả lối đi, chật chội, ngột ngạt như những “siêu thị mặt đất.”
Tiếp tôi trong căn nhà bé tin hin là đại úy QNCN Lê Văn Quỳnh, lái xe thuộc kho Công Binh, Bộ Tham Mưu Quân khu 1. Hơn hai mươi năm tuổi quân là chừng ấy năm tuổi nghề, anh bộc bạch: “Gia đình tôi có bốn người, vợ là y tá của Bệnh xá 43 Cục hậu cần. Cuộc sống nói chung khá vất vả. Các cháu cũng đã lớn, mọi sinh hoạt diễn ra trong 18 mét vuông này thôi”.
Tôi biết lương của hai anh chị được khoảng tám triệu đồng/tháng nhưng với thời giá hiện nay trừ tiền ăn học của hai đứa nhỏ, tiền ăn uống của cả gia đình, đi lại, xăng xe, điện nước, hiếu hỷ... chẳng tháng nào anh chị để ra được một triệu đồng. Thành thử muốn tích cóp mua đất, xây nhà nhưng gần như là không thể.
Tìm hiểu những gia đình hàng xóm liền kề, chúng tôi nhận được câu trả lời là “bốn cùng” (cùng ở xa quê, cùng không làm thêm, cùng sống trong căn nhà 18 mét vuông và tất nhiên là cùng... nghèo) và “ba không” (không đất, không nhà, không có tích luỹ).
Và ước mơ về một ngôi nhà…
Một số khu tập thể của các đơn vị khác tình trạng có vẻ còn bi đát hơn. Tại Tiểu đoàn 23 có 24 sĩ quan và 40 QNCN nhưng chưa một ai được cấp đất. 3 trong số 23 sĩ quan mua được đất, xây được nhà là nhờ bố mẹ hai bên, còn lại là đi thuê nhà, một số ít mượn nhà tập thể của đơn vị.
Nhà tập thể thì thấp lè tè. Mùa hè dột nát, mùa đông dù che chắn thế nào vẫn trống hơ trống hoác, gió lùa lạnh thấu xương.
"Bếp ga chọc lỗ”- dụng cụ đun nấu chủ yếu.
Thiếu tá QNCN Hà Thị Phú - người mới nhận sổ lương tháng 8 vừa qua cho biết: Mặc dù chị nhiều lần làm đơn xin được cấp đất nhưng vì chồng không phải là bộ đội nên không đủ tiêu chuẩn. Hiện cả gia đình bốn người vẫn đang tá túc trong căn nhà chưa đầy 18 mét vuông và cũng chẳng biết phải ở đến bao giờ.
Chia tay khi trời nhá nhem tối. Những chiếc bếp than (được các chị gọi vui là “bếp ga chọc lỗ”) bắt đầu nghi nghút khói lòng không khỏi day dứt.
Đến bao giờ những quân nhân này mới có được một ngôi nhà của riêng mình? Cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp có trách nhiệm, cần quy hoạch hợp lý các khu đất quốc phòng, mở rộng diện được xét cấp đất, có nhiều hơn nữa các chính sách hỗ trợ, xây dựng chung cư... hoặc ít ra là hỗ trợ để cải tạo, nâng cấp những khu tập thể vốn dĩ đã quá tồi tàn.
Còn quá nhiều việc phải làm nhưng ít nhất phải có ai nghĩ đến…
Phạm Chí Dũng
Lớp Báo chí K31B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lớp Báo chí K31B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận