Vấn nạn quấy rối ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng giờ học online
(Sóng trẻ) - Học tập trực tuyến trên Internet là phương pháp được hầu hết các nhà trường sử dụng hiện nay để tiếp tục công tác giảng dạy trong thời gian sinh viên, học sinh không tới trường để học trực tiếp. Hiện nay, giáo viên và học sinh có thể dễ dàng kết nối, tương tác thông qua một số phần mềm phổ biến như Microsoft Teams, Zoom, ogle Class,... Những phần mềm tưởng chừng như có độ bảo mật cao, đảm bảo tính an toàn, lành mạnh khi sử dụng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giờ học online.
Đối với phần mềm Zoom, khi người quản lý hoặc giáo viên gửi một đường link lên nhóm, tin tặc có thể dễ dàng từ đó chiếm lấy thông tin tài khoản và mật khẩu. Các chuyên gia an ninh mạng nhận định đây là lỗ hổng nguy hiểm. Ứng dụng Zoom Cloud Meetings trên iOS sẽ gửi thông tin về kiểu máy, múi giờ, địa danh, nhà mạng... tới Facebook mà người dùng không hề hay biết. Đồng nghĩa với việc từ các cơ quan, doanh nghiệp, đến các trường học và các gia đình học sinh đang sử dụng ứng dụng này để giao tiếp, học hành từ xa có thể đã bị lộ thông tin, mất kiểm soát.
Gần đây đã xuất hiện những đối tượng lạ, bằng một phương thức tinh vi nào đó thâm nhập vào một số lớp học trực tuyến, thực hiện hành vi quấy rối, làm mất trật tự, an toàn của giờ học. Không chỉ phát tán clip người lớn, những đối tượng này còn văng tục, chửi bậy, phá hoại bài giảng của giáo viên. Hành động này nhanh chóng gây phẫn nộ cho cộng đồng mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất chính là các giáo viên và học sinh. Nhiều phụ huynh cũng bày tỏ sự hoảng hốt khi con đang học thì bị người lạ vào phá, tiết học đành phải tạm ngưng.
Xuất hiện kẻ lạ đột nhập vào lớp học online
Nhiều lớp học cũng xuất hiện tình trạng tương tự
Sau khi quấy rối lớp học, một số bộ phận người thiếu ý thức có thể rời đi nhanh chóng nhưng hậu quả để lại vô cùng nhức nhối. Lớp học bị ngưng trệ, cả giáo viên và học sinh sẽ không còn tâm trạng học tập, mạch bài cũng bị ngắt quãng. Các em học sinh chủ yếu thuộc lứa tuổi vị thành niên, việc tiếp cận những thông tin đồi trụy, thiếu văn hóa có thể dẫn đến tình trạng ám ảnh, ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình phát triển của các em. Không những thế, thông tin cá nhân rất có thể bị kẻ lạ lấy cắp, lợi dụng để phục vụ mục đích cá nhân.
Hình ảnh kẻ lạ phá hoại bài giảng được một phụ huynh ghi lại
Nhiều ý kiến cho rằng, sự cố trong giờ học online xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nhiều giáo viên gặp khó khăn trước hình thức học tập mới, chưa thành tạo ứng dụng tin học, gây ra lỗ hổng trong quá trình thực hiện giảng dạy. Trong một số trường hợp, để người lạ không rõ danh tính xuất hiện trong lớp học lại là chính các em học sinh đã vô ý chia sẻ thông tin đăng nhập mà nhà trường đã cung cấp.
Học sinh chia sẻ thông tin lớp học lên mạng xã hội
Theo quy định tại Điều 8, Điều 17 và Điều 18 Luật An ninh mạng năm 2018 thì việc “Xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác”; “Đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”; “Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác” đều là các hình vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng. Tùy theo từng hành vi vi phạm cụ thể, cũng như tính chất và mức độ vi phạm mà các hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Ảnh chụp người lạ vào lớp học được giáo viên ghi lại
Đối với hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP thì mức xử phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Nài ra, người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm; hoặc tội “Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác” (Điều 289 Bộ luật Hình sự), với mức hình phạt là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 12 năm.
Thiếu tá Nguyễn Đức Dũng - Phó trưởng phòng 8, Cục An ninh mạng phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an cho rằng: "Cần thiết xây dựng quy chế sử dụng mạng máy tính. Người quản lý phòng học, người tham gia đều phải xác thực. Việc ban hành quy chế chặt sẽ giúp kiểm soát tốt hơn".
Hiện nay, với nhiều lỗ hổng của phần mềm học trực tuyến Meeting Zoom, các nhà trường được khuyến cáo nên sử dụng những phần mềm có cường độ bảo mật cao hơn như Microsoft Teams, Skype, ogle Class,...
Việc ngăn chặn người lạ đột nhập vào lớp học online là trách nhiệm chung của giáo viên, học sinh và những cá nhân có liên quan trong việc thực hiện hỗ trợ giảng dạy, học tập cho học sinh, nhất là khi việc học đang phát triển mạnh mẽ trong thời đại số.
Việc ngăn chặn người lạ đột nhập vào lớp học online là trách nhiệm chung của giáo viên, học sinh và những cá nhân có liên quan trong việc thực hiện hỗ trợ giảng dạy, học tập cho học sinh, nhất là khi việc học đang phát triển mạnh mẽ trong thời đại số.
Lan Vy
Cùng chuyên mục
Bình luận