Bát nháo đồ chơi bạo lực “bao vây” trẻ em dịp cận Tết Trung thu 

Khắp các con phố trên đường Hà Nội, các mặt hàng nào kiếm, giáo, súng được bày la liệt, thậm chí tràn ra cả vỉa hè. Thị trường này vẫn là miếng mồi béo bở cho các gian thương trục lợi.

thiet-ke-chua-co-ten-12.png
Ảnh: Hoàng Diệp

“Con không mua đèn lồng, bố phải mua cho con cái kiếm kia cơ,...”, không khó để bắt gặp hình ảnh những đứa bé khóc toáng lên để đòi bằng được bố, mẹ mua cho mình những món đồ chơi dịp Tết Trung thu này. Tuy nhiên, thay vì những chiếc đèn lồng truyền thống thì nay thứ mà con trẻ đòi phải có bằng được, đó là đồ chơi hình súng, gươm, mặt nạ sát thủ,...

Đồ chơi truyền thống nhường chỗ cho đồ chơi bạo lực

Dạo một vòng trên phố Hàng Mã, thứ đập vào mắt tôi là những bãi đồ chơi được đổ ngổn ngang lấn át cả vỉa hè, hay đựng vào những thùng to đặt chễm chệ ra đường. Thoạt nhìn qua, trông không khác gì những sạp đạo cụ dành cho diễn viên, bởi lẽ chúng là gươm, giáo, kiếm, súng,...Nhiều vị khách nước ngoài cũng phải sững sờ, đứng nhìn hồi lâu vào những gian hàng này. 

thiet-ke-chua-co-ten-10.png
Đầy rẫy những dao, kiếm được đựng vào rổ bày tràn ra vỉa hè. Ảnh: Hoàng Diệp

Theo ghi nhận của PV, đồ chơi trung thu mang tính bạo lực chỉ chiếm khoảng 30 - 40% nhưng lại thu hút nhiều người tiêu dùng hơn đồ chơi truyền thống.

Chỉ cần bỏ ra từ vài chục nghìn đồng đã có thể sở hữu những sản phẩm đồ chơi này. Cụ thể, mặt nạ ma quái chỉ có giá 50.000 đồng/chiếc; dao, kiếm có giá từ 45.000 - 100.000 đồng/cái tuỳ từng loại; súng nhựa có giá từ 60.000 - 200.000 đồng được chế tạo bắn bằng đạn nhựa hoặc mũi tên nhựa,..so với mọi năm, giá thành các sản phẩm này không thay đổi quá nhiều.

Tại một số vỉa hè cũng bày bán nhiều loại đồ chơi bạo lực với giá dao động từ 15.000 - 55.000 đồng/bộ, đặc biệt những sản phẩm này có hình thức bắt mắt đã ngay lập tức thu hút các khách hàng nhí.

80aaaf9c916944371d78.jpg
Những cột đèn báo tín hiệu được che lấp bằng những thùng đồ chơi bạo lực bắt mắt. Ảnh: Hoàng Diệp

Điều nguy hiểm ở đây là các loại súng này sử dụng khí nén, kích thước đạn lớn, lực bắn rất mạnh, có khả năng gây sát thương đối với người bị bắn. 

Những đồ chơi như kiếm nhựa, lưỡi hái thần chết,... có mũi nhọn hoắt và có độ sắc nhất định nên nếu không cẩn thận có thể gây thương tích cho các trẻ nhỏ. 

Bên cạnh đó, đồ chơi bạo lực sẽ vô tình hình thành tâm lý giải quyết mọi thứ bằng bạo lực nếu trẻ cảm thấy không vừa lòng hoặc bị trả đũa. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài mà không có sự can thiệp của người lớn thì tâm lý của bé sẽ bị ảnh hưởng.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) từng phân tích và chia sẻ vơi với truyền thông rằng: những loại đồ chơi này thường được làm từ nhựa tái chế.

Trên thực tế, ở nhiều nước, loại nhựa tái chế không được dùng để sản xuất ra sản phẩm dễ tiếp xúc với con người, bởi nhựa đã qua sử dụng, nhất là những loại nhựa đựng hóa chất nói chung rất độc hại. Loại nhựa này đã tiếp xúc với những chất khác, khi đem vào sản xuất lại thường không được làm sạch nên trong quá trình nhựa hóa, các hóa chất đọng lại sẽ khuếch tán ra ngoài.

“ Cho cô thêm 70 kiếm đen, trắng”

Mặc dù các loại đồ chơi mang tính bạo lực đã bị cấm nhưng trên phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm – Hà Nội) càng gần đến ngày Trung thu, số các mặt hàng đồ chơi  càng có dịp "muôn hoa đua nở"

Trong vai khách tới mua sỉ tại cửa hàng anh N.T.Đ, trên phố Hàng Mã chúng tôi bắt gặp hình ảnh từng tốp thương lái vào lấy hàng. Trò chuyện với cô H.T.V, chủ một cửa hàng nhỏ trên quận Đống Đa cũng đang nhặt từng mặt hàng đồ chơi về bán, cô V bảo với chúng tôi bằng một chất giọng nhiệt tình: “Lấy súng, kiếm ấy cháu ơi. Mấy cái búp bê, siêu nhân rồi đèn đóm bây giờ bọn trẻ con nó không thích đâu. Cô bán lẻ ở gần trường học được nhiều lắm”. Chúng tôi sững người khi mà những mặt hàng đồ chơi bạo lực này không chỉ được bày bán ở vỉa hè mà nay lại còn được mang ra tận cổng các trường học.

b30746a10854dd0a8445.jpg
Những bao tải đồ chơi được khách sỉ ghé mua nhưng chỉ toàn đồ chơi bạo lực. Ảnh: Hoàng Diệp

Cầm trên tay một sản phẩm đồ chơi bạo lực vẫn đang nằm trong túi gói. Quan sát hồi lâu, tôi vẫn không thấy nhãn mác hay ngày sản xuất. Khi hỏi anh chủ quán, chúng tôi được đáp trả bằng câu nói: “nhãn mác cái gì em, không mua thì đừng xem nữa em”. Ngay sau đó, người chủ quán này đã đuổi khéo chúng tôi đi khỏi gian hàng.

Một số bậc phụ huynh chia sẻ rằng, do các loại đèn lồng, đèn ông sao, mặt nạ… trẻ chơi mãi cũng chán nên mua tặng con em mình những món đồ chơi này. Nói thêm về vấn đề này, anh Nam – một phụ huynh có con 4 tuổi thừa nhận: "dẫn con lên phố chơi nhưng khi thấy cháu đòi nhiều quá nên đành mua cho con, không thì nó không chịu về".

Giá các loại đồ chơi bạo lực này được bán khá rẻ, chỉ từ vài chục ngàn đồng/sản phẩm khiến không ít bậc cha mẹ lựa chọn mua cho con em mình. Chính những hành động này của các bậc phụ huynh đã gián tiếp, tiếp tay cho những gian thương trục lợi bằng các loại đồ chơi bị cấm.

Những năm về trước, lượng chức năng TP. Hà Nội đã thu giữ hàng nghìn sản phẩm đồ chơi mô hình súng bằng nhựa do nước ngoài sản xuất, tại cửa hàng kinh doanh trên địa bàn TP. Các lô đồ chơi được phát hiện trong những vụ việc đó đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được chứng nhận chất lượng và không có hóa đơn chứng từ, chúng đều nằm trong nhóm đồ chơi bạo lực, không được tiêu thụ trên thị trường.

Bởi theo quy định, đồ chơi trẻ em là mặt hàng bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy của cơ quan quản lý chất lượng chuyên ngành thì mới đảm bảo an toàn để lưu thông trên thị trường.

Trên thực tế, bán hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi này đều bị xử phạt. Mức phạt đối với người cho trẻ em sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hành vi cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm là phạt tiền từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Đối với người buôn bán, áp dụng điểm d khoản 4 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có thể bị xử phạt từ 5 - 10 triệu đồng.

Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Tuy nhiên, cứ mỗi năm đến tết Trung Thu những sản phẩm này vẫn ngang nhiên được bày bán công khai.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN