Cái riêng của ca dao tục ngữ Thăng Long

(Sóng Trẻ) - Hà Nội trong ca dao chủ yếu tập hợp những câu ca xưa có liên quan đến Thăng Long- Hà Nội. Những câu ca dao này thường viết về địa danh, con người hoặc sự kiện đã xảy ra ở kinh đô nhằm biểu đạt một thứ tình cảm khác của người Việt, đặc biệt thể hiện rõ nét qua những câu mang đặc thù phản ánh tính cách người Kẻ Chợ hay tính chất nghề nghiệp riêng của mỗi vùng ở Hà Nội.

Nói đến Hà Nội xưa, người ta hình dung ra một đô thị phong kiến, trong là Hoàng thành, nài là các phường phố, các trại. Hà Nội gồm hai khu vực: khu vực đô thị nội thành và các làng xã, các huyện nại thành. Chính đặc điểm này dẫn đến số lượng các nghề sản xuất phong phú và trình độ lao động nổi tiếng của người dân nơi đây: “Khéo tay hay nghề, đất là kẻ Chợ”.

Thấy em nằm đất anh thương
Anh ra Kẻ Chợ đóng giường tám thang

Kẻ Chợ là tên cổ lưu thành trong dân gian chỉ Kinh thành Thăng Long cũ và Hà Nội. Nhắc đến hai tiếng kẻ Chợ, người xưa đều hiểu là nói đến Hà Nội.

Cảnh chợ búa đông vui ở thành Thăng Long được miêu tả rất rõ nét qua câu tục ngữ: "Bán mít chợ Đông, bán hồng chợ Tây, bán mây chợ Huyện, bán quyển chợ Đào". Chợ Đông tức là chợ Cầu Đông, ngày nay là khu vực ngã tư phố Ngõ Gạch và phố Hàng Đường. Về chợ Tây, có người cho rằng ở khu vực bến ô tô Kim Mã hiện nay. Chợ Huyện ở khu vực Nhà thờ lớn bây giờ. Chợ Đào chính là phố Hàng Đào, ở phía bắc Hồ Hoàn Kiếm.

Lời ca dao dưới đây lại có duyên bởi nghệ thuật chơi chữ, dùng hai chữ tiếng “bưởi”, “bòng” khi nói về chợ Bưởi :

Chợ Bưởi một tháng sáu phiên
Ngày tư, ngày chín như duyên đèo bòng.

fdba7b154_cho_buoi_ngay_xua.jpg

Chợ Bưởi ngày xưa

Nhắc đến các chợ của Hà Nội, không thể không nhắc đến chợ Đồng Xuân :

Ước gì mình lấy được người ta
Để cùng buôn bán chợ xa chợ gần
Vui nhất là chợ Đồng Xuân
Kẻ buôn người bán xa gần thảnh thơi.

fdba7b154_cho_dong_xuan.jpg

Cổng chợ đồng xuân

Nài chợ này, đô thành Hà Nội còn có ba mươi sáu phố phường, trước kia mỗi phố phường tập trung sản xuất và bán một mặt hàng. Các nghề thủ công truyền thống: nung đúc, đúc đồng, sơn chạm, đan lát...đã được hình thành phát triển và đạt đến đỉnh cao về kỹ năng và nghệ thuật. Sản phẩm làm ra được đem bán ở các chợ thị thành, và thế là hình thành các phố: hàng Chiếu, hàng Đồng, hàng Lược, hàng Nón,... do vị trí, đặc biệt của mình, thủ đô Hà Nội đã trở thành nơi giao lưu, tụ họp để buôn bán và trao đổi các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp của nhiều vùng quê .Vì thế, tên các con phố bắt đầu bằng chữ “hàng” của kinh thành Thăng Long xưa phản ánh rõ nét loại hình văn hóa nông nghiệp nước ta:

Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Than
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Quanh đi đến phố Hàng Da
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ

fdba7b154_pho_hang_dao.png

Phố Hàng Rèn

fdba7b154_pho_lo_ren_xua.jpg

Phố Mã Mây

fdba7b154_pho_ma_may_xua.png

Phố Hàng Đào

Thăng Long - Hà Nội là đất học, là nơi tập trung nhiều nho sĩ. Vì vậy, làng Cầu Cậy (tức Kiêu Kị, huyện Gia Lâm) mới làm mực, làng Hồ Khẩu (nay thuộc quận Ba Đình) và làng Bưởi (cũng thuộc quận Ba Đình) mới sản xuất nhiều giấy:

Người ta buôn vạn bán ngàn
Em đây làm giấy cơ hàn vẫn tươi
Dám xin nho sĩ chớ cười
Vì em làm giấy cho người viết thơ.

Làng Vòng lại có nghề làm cốm rất công phu:

Mang về nhặt, tuốt, luận, bàn thóc dôi
Người thì nhóm bếp bắc nồi
Người đem đãi thóc, để người đi rang
Người đứng cuối, kẻ gần sàng
Nghe canh gà gáy phàn nàn chưa xong...

Những câu ca dao, tục ngữ Thăng Long- Hà Nội luôn gợi cho ta về bức tranh Thăng Long ngàn năm thấm đượm lối sống, tính cách, tâm hồn dân tộc, mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Qua kho tàng câu ca dao cổ Việt Nam, ta càng yêu mảnh đất văn vật- mảnh đất đã nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên cùng đất nước và Hà Nội, cùng dân tộc, bất khuất, kiên cường.

Tống Thị Hằng
Phát thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN