Cận kề ngày lễ Vu Lan, thị trường vàng mã vẫn đìu hiu

(Sóng trẻ) - Hằng năm, trước dịp lễ Vu Lan, thị trường hàng mã sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, những năm gần đây, không khí thị trường vàng mã lại vô cùng ảm đạm. 

Thủ phủ vàng mã trầm lắng 

Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ quan trọng với Phật giáo vào ngày rằm tháng 7 âm lịch nhằm tưởng nhớ công ơn cha mẹ tổ tiên, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn.

Theo ghi nhận của phóng viên, mặc dù Lễ Vu lan chỉ còn cách vài ngày nữa nhưng trên phố Hàng Mã - nơi được mệnh danh là thủ vàng mã lớn nhất tại Hà Nội, không khí mua bán diễn ra trầm buồn. Chỉ có vài cửa hàng vàng mã mở cửa, bày bán, lượt khách mua thưa thớt, thậm chí không có khách mua hàng. 

Các mặt hàng được bày bán chủ yếu có giá dao động từ 40.000 đến 60.000 đồng cho các mặt hàng quần áo, mỹ phẩm, nhà cửa, mặt hàng tiền cúng truyền thống có giá dao động từ 20.000 đến 25.000 đồng. 

Những ngôi nhà vàng mã được làm tỉ mỉ sao cho giống thật nhất. (Ảnh: Ngân Hà) 
Những ngôi nhà vàng mã được làm tỉ mỉ sao cho giống thật nhất. (Ảnh: Ngân Hà) 

 

Chị Khánh Linh (40 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Mỗi nhà có sự lựa chọn khác nhau, nhà có điều kiện thì có thể mua sắm nhà cửa, xe cộ; nhà có ít điều kiện thì sắm vài bộ quần áo với ít tiền vàng là được. Quan trọng là lòng thành của mình bởi bây giờ đốt vàng mã nhiều cũng gây lãng phí tiền của và ô nhiễm môi trường. Phong tục mình theo là điều tốt nhưng không nên làm thái quá, mất đi nhiều ý nghĩa truyền thống”. 

Mặt hàng quần áo là sự lựa chọn của nhiều gia đình bởi có tính thẩm mỹ cao song không gây lãng phí khi mua hoặc đốt. 
Mặt hàng quần áo là sự lựa chọn của nhiều gia đình. (Ảnh: Ngân Hà)

 

Vàng mã “ế ẩm” do đâu? 

Bà Hương, chủ tiệm vàng mã trên phố Hàng Mã chia sẻ: “Sức mua của khách hàng năm nay cũng không nhiều như các năm trước bởi kinh tế khó khăn nên nhiều người có xu hướng hạn chế mua đồ vàng mã hơn trong những dịp này”. 

Mặc dù các mặt hàng luôn được cập nhật, thay đổi để phù hợp với xu hướng của thị trường nhanh chóng nhưng vẫn khó để thu hút khách hàng, dẫn đến tình trạng cận kề ngày Vu Lan mà các hàng hóa vẫn còn nguyên trên kệ hàng. Năm nay, dù cuộc sống không còn ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng thị trường vàng mã vẫn gặp nhiều trở ngại để lấy lại “phong độ” như trước kia. 

Gánh hàng vàng mã của bà Bích lặng lẽ ở một góc phố An Trạch trong khi đang tấp nập người qua lại. (Ảnh: Ngân Hà) 
Gánh hàng vàng mã của bà Bích lặng lẽ ở một góc phố An Trạch trong khi đang tấp nập người qua lại. (Ảnh: Ngân Hà) 

 

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề các mặt hàng vàng mã không còn hút khách như trước do vài năm nay, việc đốt vàng mã được cơ quan chức năng và chùa chiền kêu gọi hạn chế nhằm bảo vệ môi trường và tôn trọng giá trị văn hóa. Việc lạm dụng đốt vàng mã tạo ra khói, ô nhiễm không khí và gây lãng phí tài nguyên quý giá. 

Dù đa dạng mẫu mã nhưng các tiểu thương vẫn không tránh khỏi tình trạng buôn bán ế ẩm. (Ảnh: Ngân Hà) 
Dù đa dạng mẫu mã nhưng các tiểu thương vẫn không tránh khỏi tình trạng buôn bán ế ẩm. (Ảnh: Ngân Hà) 

 

Bên cạnh đó, nhận thức của người dân đang ngày dần thay đổi. Nhiều người có xu hướng hạn chế mua đồ vàng mã hơn vì nhiều lý do, bao gồm tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Nhiều người có thể chọn các mặt hàng đồ lễ cho dịp Vu Lan tiết kiệm hơn thay vì mua vàng mã. Thêm nữa, sự thành tâm mới là điều quan trọng để bày tỏ lòng biết ơn tới đấng sinh thành và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Thị trường vàng mã giảm nhiệt cho thấy người dân đang dần có những chuyển biến trong nhận thức và hành động để ngăn chặn tình trạng mê tín dị đoan, đốt vàng mã tràn lan, gây lãng phí. Thay vào đó, sự thành tâm và giữ gìn truyền thống được coi trọng và được đặt lên hàng đầu trong mỗi dịp Vu Lan báo hiếu. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN