Cảnh đời mờ nhạt giữa lòng thành phố hiện đại

(Sóng trẻ) - Khu tập thể số 11 Vọng Đức, tọa lạc tại vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội, hiện đang đối mặt với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, gây lo ngại về sự an toàn trong quá trình sử dụng.

Bấp bênh trong khu tập thể xuống cấp

Khu tập thể số 11 Vọng Đức, xây dựng từ năm 1963 dành cho công nhân nhà máy cơ điện cũ, đã xuống cấp nghiêm trọng sau gần 30 năm không được cải tạo. Từ khi được bàn giao cho địa phương quản lý vào năm 1995, khu nhà này đã trở thành nơi cư trú cho các hộ gia đình trong điều kiện thiếu thốn, chật chội và ẩm thấp.  

becf23ba-89aa-44ee-9b57-552d5c3b2972.jpg
Khu tập thể 11 Vọng Đức trật trội, nhỏ bé. Ảnh: Ngọc Dung

Khu tập thể có 4 tầng, mỗi tầng bố trí 10 căn hộ với diện tích dao động từ 6 - 24m², nhưng cả dãy chỉ sử dụng chung một nhà vệ sinh. Không gian sống tại đây vô cùng chật chội, thiếu thốn ánh sáng tự nhiên. Các hành lang và cầu thang đều tối tăm, phải bật đèn suốt ngày đêm để chiếu sáng.

eace77de-6d99-4cae-a2e9-1a611ac16952.jpg
Hành lang tối tăm phải sử dụng đèn điện liên tục cả ngày lẫn đêm để cung cấp đủ ánh sáng cho sinh hoạt. Ảnh: Ngọc Dung

 

Để có thêm không gian sinh hoạt, nhiều hộ gia đình đã tự ý mở rộng, cơi nới thêm khu vực bếp, nhà tắm, hay chỗ phơi quần áo. Một số căn còn xây thêm tầng hoặc làm "chuồng cọp" nhằm tăng diện tích sử dụng, khiến áp lực lên kết cấu vốn đã xuống cấp trở nên trầm trọng hơn.

Những bức tường trong khu tập thể đều bong tróc, lộ ra phần lõi sắt gỉ sét. Trần nhà, xà gỗ và các dầm chịu lực cũng xuống cấp nghiêm trọng, dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Nhà vệ sinh chung của từng tầng bị hỏng hóc, đường ống thoát nước thường xuyên tắc nghẽn, khiến mùi hôi thối bốc lên, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dân.

ef150a71-cfc4-41ec-9bb4-46482b3bc4b4.jpg
Những bức tường nứt nẻ, lớp vôi bên ngoài đã mục nát, để lộ những mảng mốc xanh phủ dấu ấn của thời gian. Ảnh: Ngọc Dung.

 

Bên trong, mạng lưới đường ống nước và dây điện chằng chịt như mạng nhện, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Nhiều người tận dụng những khoảng trống cạnh dây điện để phơi quần áo, vì đó là nơi duy nhất có ánh sáng tự nhiên đủ để làm khô đồ.

Trước đây, mỗi căn hộ khoảng 6m² được cấp cho người độc thân. Tuy nhiên, hiện tại nhiều căn đã được bán lại hoặc cho thuê. Những người còn ở lại chủ yếu là người cao tuổi, gắn bó lâu năm, và các hộ trẻ đến thuê nhà.

Trong diện tích chỉ khoảng 6m², toàn bộ phòng khách, phòng ngủ, khu bếp và không gian sinh hoạt chung phải chen chúc nhau. Một số hộ gia đình ghép nhiều căn lại để tạo thành căn hộ lớn hơn, từ 12 - 24m².

Bà Nguyễn Thị Hồng Hoa (73 tuổi, Vọng Đức, Hoàn Kiếm, Hà Nội) một cư dân lâu năm ở Vọng Đức chia sẻ: “Nhà tôi trước có 5 người sống với nhau trong ‘căn hộ’ 12m2 vừa làm phòng khách, vừa làm phòng ăn, vừa sinh hoạt…Bếp thì đặt ngoài hành lang, chứ chỗ ngủ còn không đủ thì nói gì đến bếp ăn…”.

Nỗi lo đè nặng

Sống trong nỗi bất an, lo sợ, không phải ai ở những khu tập thể hay chung cư cũ kỹ, xuống cấp cũng sẵn lòng rời đi để nhường chỗ cho việc cải tạo. Lý do xuất phát từ nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Tại khu tập thể số 11 Vọng Đức, những người thuê nhà chia sẻ rằng giá thuê rẻ là một trong những nguyên nhân chính khiến họ vẫn chọn gắn bó với nơi đây, bất chấp mọi bất tiện. Với thu nhập eo hẹp, họ đành chấp nhận sống chung với những bất an. Việc ở lại cũng đồng nghĩa với việc họ phải đặt cược cuộc sống của mình vào nơi vốn đã xuống cấp trầm trọng.

d04702ba-e342-4533-b98b-3bb8c555fe0c.jpg
Nhà vệ sinh chung thường xuyên gặp tình trạng tắc nghẽn do hệ thống ống thoát nước đã xuống cấp, gây mùi hôi thối và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cư dân. Ảnh: Ngọc Dung.

 

Bà Hoa một cư dân lâu năm tại đây, tâm sự: “Ngày trước thì nhà 5 người, bây chồng mất, các con đi làm, sang khu khác ở thì 12m2 tôi ở vẫn đủ. Già rồi, sống được bữa nào hay bữa ấy, lo lắng gì nữa…”. Căn phòng nhỏ vốn chật chội cho cả gia đình nay chỉ còn mình bà, trở thành không gian “an dưỡng” cuối đời.

“Mong ước lớn nhất của chúng tôi là được cơ quan chức năng quan tâm, sớm có những biện pháp, chính sách để người dân tái định cư tại chỗ hoặc đền bù thỏa đáng để chuyển đi” - chị M nói thêm.

Dẫu vậy, những nỗi lo vẫn không ngừng bủa vây các hộ dân. Từ hệ thống dây điện giăng mắc chằng chịt dễ gây cháy nổ, đến kết cấu nhà cửa đã yếu lại bị đè nặng thêm bởi các “chuồng cọp” được cơi nới, rồi nguy cơ sập nhà bất cứ lúc nào. Nỗi sợ hãi ấy như chiếc bóng lớn, phủ kín cả cuộc sống hàng ngày của họ.

706af3db-99a0-47e2-9dc6-20e51552089f.jpg
Hệ thống ống dẫn nước và dây điện đan xen phức tạp, tạo ra nhiều rủi ro về an toàn. Ảnh: Ngọc Dung

 

Dù điều kiện sống khó khăn và nguy hiểm, các căn hộ tại đây vẫn có giá trị cao, bởi vị trí đắc địa ngay trung tâm Hà Nội, gần hồ Hoàn Kiếm. Mỗi mét vuông có thể lên tới vài trăm triệu đồng, khiến người dân vừa bám trụ vừa mong ngóng thay đổi.

Theo số liệu từ Sở Xây dựng Hà Nội, toàn thành phố hiện có 1.579 chung cư cũ (2-5 tầng), tập trung trong 76 khu vực, cùng khoảng 1.300 nhà riêng lẻ. Phần lớn được xây dựng trước năm 1954 hoặc giai đoạn 1960-1994. Trong đó, riêng 4 quận nội thành đã có gần 1.000 nhà chung cư.

Phần lớn các khu nhà này đã hết hạn sử dụng, xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ và không đáp ứng được các nhu cầu sống tối thiểu. Vì vậy, việc cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ đang là một yêu cầu cấp thiết đối với thành phố.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN