Cặp vợ chồng đưa con đi khám phá thế giới thay vì tới trường

(Sóng trẻ) - Thay vì để con ngồi một chỗ trong lớp học, một cặp vợ chồng người Anh đã tạo ra “trường học di động” cho con thông qua các chuyến đi vòng quanh châu Âu.

Theo đó, cặp vợ chồng nhà Stéphane và vợ là Hannah Barbey đã đưa ra quyết định khá táo bạo khi không cho con đến trường theo đúng độ tuổi quy định. Lớp học của Beatrice (5 tuổi) và cậu em trai Xavier (3 tuổi) là nhà của những người chúng gặp trên đường. Giáo viên không ai khác chính là bố mẹ chúng.

Cặp vợ chồng này chia sẻ: “Chúng tôi quyết định rời khỏi đất nước để cho con trưởng thành bằng cách rong ruổi khắp nơi. Trước đó tôi luôn tự hỏi tại sao các trường tiểu học ở Anh tốt như vậy nhưng nhiều gia đình không chọn cách giáo dục truyền thống mà lại bắt đầu bằng những cuộc phiêu lưu nước nài? Hơn một thập niên sau, tôi đã có thể tự trả lời câu hỏi này một cách không ngần ngại, rằng con gái tôi cũng giống như hàng ngàn đứa trẻ khác, đều không sẵn sàng cho những áp lực tại trường học truyền thống”.

45321fdc2_1.jpg
Hannah Barbey cùng chồng và hai con là Beatrice và Xavier

Là một giáo viên tiểu học, trong lần đầu tiên dạy lớp 1, Hannah Barbey vô cùng sốc và cảm thấy không như mong đợi khi tất cả những đứa trẻ 5 tuổi đều buộc phải đọc và viết. Những đứa trẻ ấy ngồi trên ghế, cố gắng cầm bút chì và dường như vô cùng bối rối. 

Vào cuối năm nái, con gái của Hannah Barbey cần phải phẫu thuật não khẩn cấp sau khi bị xuất huyết. Khi Beatrice hồi phục, cặp vợ chồng này quyết định để con ở nhà vui chơi, cho phép con di chuyển tự do và hoạt động theo ý thích. Đó có thể là việc tạo ra một bức tranh từ đá hay ăn mặc như một nhân vật trong những câu chuyện cô bé thích.  

Beatrice đã dành nhiều thời gian vui chơi bên nài như sử dụng kính lúp, xây dựng hang động. Bất kể thời gian nào cô bé cũng di chuyển, khám phá, điều tra, phát hiện. 

Na Uy là nơi đầu tiên cặp vợ chồng này quyết định đặt chân tới. Họ bị thu hút bởi hệ thống trường mầm non của Bắc Âu - một môi trường nhẹ nhàng cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Trong một buối sáng tại Barnehage (có thể hiểu là “Vườn dành cho trẻ em”, một dạng nhà trẻ tại đây), các hoạt động trong nhà sẽ diễn ra sau hơn hai tiếng chơi đùa và khám phá thiên nhiên nài trời. Sẽ không có bất kì hoạt động nào liên quan đến ngữ âm hay danh sách chính tả xuất hiện. Con gái của họ - Beatrice vô cùng thích thú và tha thiết xin được ở lại khi họ chuẩn bị rời đi.

“Các phụ huynh và giáo viên người Na Uy mà chúng tôi đã gặp muốn biết liệu chúng tôi có thực sự điên khùng tới mức gửi con đến trường lúc con còn quá bé. Một phụ huynh và cũng là giáo viên đã thốt lên với chúng tôi rằng: “Thời thơ ấu là để chơi. Tại sao lại dạy chúng khi đang tuổi chơi?

45321fdc2_2.jpg
Hannah Barbey cùng chồng và hai con là Beatrice và Xavier

Chúng tôi cũng bắt đầu đặt ra những câu hỏi: Sự khác biệt trong hai năm không học tập tại trường là gì? Những nền văn hóa khác đã xem trẻ em, giáo dục, trường học như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi đó, chúng tôi quyết định tiếp tục di chuyển đến Hà Lan, Na Uy, Thụy Sĩ và Pháp”.

Trong những chuyến đi vừa qua, vợ chồng Hannah Barbey đã đến thăm các trường học, nhà trẻ, trường học công cộng và nhận ra rằng, cha mẹ và giáo viên tại các nước này đều xác định chơi như một đặc điểm trung tâm trong thời thơ ấu của trẻ. Các trường học và trường mầm non có quyền tự do và các nguồn lực để hoạt động dựa trên những bằng chứng thuyết phục rằng trẻ em cần phải chơi.

Chơi không được coi là một niềm đam mê hay sự khen thưởng. Vui chơi được coi là lý do chính đáng để tạo điều kiện và cơ hội. Ngay từ sân chơi tại tất cả các trạm dịch vụ trên đường cao tốc ở Đức đến các xe đẩy mua sắm tại các siêu thị Na Uy cũng đều chú trọng điều này.

“Tuy nhiên, trong chuyến đi đầu tiên, chúng tôi đã vấp phải sự phản kháng của Beatrice và Xavier rằng chúng muốn trở lại Anh. Tôi đã trả lời con bằng câu thần chú: “Nếu trở lại Anh, chúng ta sẽ không bao giờ gặp Luca, được ăn Zopf, thấy máy kéo màu hồng ở Liechtenstein”. Một thời gian sau, tôi đã nghe Beatrice lướt qua một danh sách dài những gì con bé yêu và quý trọng ở nước nài.

Việc con gái tôi học cách chấp nhận thay đổi khiến hi vọng của tôi không bị mất đi về sự tương đồng với việc cân nhắc nâng cao độ tuổi bắt đầu đi học tại hệ thống trường học tại Anh” - Hannah Barbey chia sẻ.

Cặp vợ chồng này cũng khẳng định thêm: “Chúng tôi ý thức được rằng hầu hết các gia đình đều không có cơ hội làm như những gì chúng tôi đã làm, cho dù là đi du lịch châu Âu hay tìm kiếm một lựa chọn khác để con bắt đầu việc học ở tuổi lên bốn. 

Chúng tôi sẽ không thay đổi hành trình mình đang đi. Với mỗi kilomet di chuyển, chúng tôi hi vọng sẽ tiến gần hơn tới thời gian các lớp học không còn những đứa trẻ lên bốn năm tuổi phải mang chiếc cặp quá khổ với trọng lượng lớn yêu cầu chương trình học”.

Thúy Nga (Theo Telegraph)



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN