Câu chuyện của một bác sĩ ở New York: “Quá nhiều người đang phải chết một mình”

(Sóng trẻ) – Là một bác sĩ y khoa khẩn cấp ở thành phố New York, Kamini Doobay luôn biết rằng cái chết là một phần trong việc chăm sóc cho những người nhiễm bệnh nặng nhất thành phố.

6d8fdcc92_800.jpeg
Bác sĩ Kamini Doobay

Bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 không ai được phép tiếp xúc vì các giao thức nghiêm ngặt để ngăn chặn virus. Thông thường một bệnh nhân sẽ nằm trên giường bệnh, chết một mình và vô cùng đau đớn khi thấy sự đau khổ gọi từ ICU và những giọt nước mắt của người thân mình. Có quá nhiều người đang phải ra đi một mình mà hoàn toàn không có gia đình xung quanh, đây là một trong những điều kinh khủng nhất.

Doobay, một sinh viên năm ba làm việc tại Trung tâm y tế Lanne thuộc Đại học New York và Bệnh viện Bellevue cho biết  các bác sĩ, nhân viên chăm sức khỏe đang cố gắng hết sức để đối phó với những bệnh nhân bị tử vong và các bệnh viện tỉnh thành hay thành phố đều rất hỗn loạn và quá tải. Một người bản địa của thành phố New York chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ cảm thấy gánh nặng về thể chất lẫn tinh thần trong cuộc sống của mình, tôi chưa bao giờ thấy buồn và quẫn trí như vậy”.

Mặc dù COVID-19 gây ra các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình ở hầu hết mọi người nhưng có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn bao gồm viêm phổi và tử vong cho một số người, như những người lớn tuổi hoặc có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Tác động của nó đối với các bệnh viện của thành phố cũng khiến cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe như Doobay lo lắng về việc tiếp xúc với bệnh nhân và muốn các quan chức phụ trách làm mọi cách có thể để nhân viên bệnh viện có thiết bị họ cần cho việc bảo vệ sức khỏe của bản thân.

“Đây là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mà chúng tôi tham gia và chúng tôi xứng đáng được bảo vệ”, Doobay chia sẻ. Chúng ta không ở trong chiến trường cũng như vùng chiến tranh. Và cô lo lắng về sự lựa chọn mà tất cả các bác sĩ phải đối mặt : Ai sẽ nhận được sự giúp đỡ nếu số ca bệnh nhập viện tiếp tục tăng lên ở nơi không có đủ thiết bị như máy thở để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân?

“Chiếc máy thở đó sẽ thuộc về ai? Đây là những câu hỏi mà tôi đã nghĩ trên đường về nhà vào ban đêm và may mắn thay,  tôi chưa phải đưa ra những quyết định đó”, cô nói. Cô hy vọng công chúng có thể lắng nghe các chuyên gia và làm tất cả những gì có thể để hạn chế sự lây lan của virus thông qua các biện pháp tự kiểm dịch và các biện pháp tương tự.
Mai Liên (theo AP)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN