Cậu học trò bệnh tim và nghị lực vượt qua gian khó

(Sóng Trẻ) - Đặng Quốc Phong quê ở xóm 4, Diễn Thắng, Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Nhà Phong rất nghèo, em mắc bệnh tim. Bố đột ngột mất đi, gia đình càng thêm túng quẫn.  

Bỏ ruộng làm thuê nuôi con vào Đại học

Gặp Phong trong một buổi chiều thu nắng nhẹ, ấn tượng ban đầu em là một cậu bé chất phác, thật thà. Nụ cười hiền luôn ở trên môi. Ánh mắt thì mê mải xa xăm khi tôi hỏi về chuyện gia đình không may mắn.

Bởi khó khăn quá, năm 2003, mẹ Phong đánh liều đi vay nợ, com cóp tiền nong để bố đi xuất khẩu lao động bên Malaysia. Đồng có đồng không, bố em còn có lần bị chấn thương khi đang làm việc. Rồi một ngày có tin sét đánh, đột ngột bố ra đi khi vẫn đang cư trú nơi đất khách quê người. Nợ cũ trả chưa xong, nay lại thêm chi phí tiền nong mang xác bố về quê hương bản quán. Xuân – chị gái Phong, lúc đó đang học năm đầu tiên hệ cao đẳng của trường ĐH Công nghiệp TPHCM cơ sở tại Nghệ An còn lúc ấy em vừa sang năm lớp 9.

Hơn mười ngày chờ thi thể bố về quê, cả nhà héo hon, lên cơn sốt sình sịch. Mỗi phút trôi qua tựa như hàng thế kỷ. Mẹ suy sụp, ngất đi không biết bao nhiêu lần. Phong bị những cơn đau co thắt của tim, bóp nghẹt cổ, cùng với nỗi đau tinh thần hành hạ. Quãng thời gian đó em ít tới được trường.

Giấu nỗi đau vào tim, người mẹ khắc khổ gồng mình lên nuôi hai con ăn học. Năm sào ruộng, hai mùa, chẳng đủ chi phí cho gia đình, nói gì tới nuôi Xuân trọ học và chăm sóc bệnh tình của Phong. Cả nhà liêu xiêu giữa vòng túng quẫn. Cố hết sức tằn tiện chi tiêu, chị gái Phong gắng đi làm thêm đỡ đần phụ mẹ.

Năm lớp 9, Phong đạt giải nhì Học sinh giỏi tỉnh môn Hóa. Dù hoàn cảnh khó khăn, em vẫn quyết tâm và thi đỗ vào trường THPT chuyên Phan Bội Châu và khối THPT chuyên trường Đại học Vinh.

“Biết kiếm đâu tiền nuôi con ăn học?” Mẹ cứ khuyên Phong học trường huyện gần nhà. Em không nghe, cứ nằn nì thuyết phục: “Mẹ cứ cho con đi học, con nhất định sẽ kiếm việc làm thêm”.

Không an tâm với đứa con ốm đau, mẹ quyết định bỏ lại ruộng vườn, khăn gói vào Vinh nuôi con và duy trì cuộc sống. Ba mẹ con trọ trong căn phòng nhỏ hẹp, nóng hầm hập, rộng chưa tới 10m2. Thời gian đầu mẹ đi rửa bát thuê, lương tháng được sáu, bảy trăm ngàn một tháng. Không đủ chi tiêu, mẹ chuyển sang dọn phòng bên khách sạn, lương tăng lên mức 1.3 triệu đồng. Cộng thêm số tiền chị Xuân chăm chỉ làm thêm, ba mẹ con dìu nhau suốt quãng đời cơ cực. Bữa cơm toàn rau với đậu, hiếm khi có hương thịt hay mùi cá tanh nồng.

Mỗi dịp giỗ bố hay lễ Tết hàng năm, mấy mẹ con líu ríu về quê, dọn dẹp cửa nhà, sửa sang hương khói.

23123c9ff_8143496258_87df74f1b0.jpg

Đặng Quốc Phong – sinh viên Đại học Dược

Thấu hiểu nỗi vất vả nhọc nhằn trên vai mẹ, đứng trước vong linh người cha kính yêu đã mãi mãi ra đi, Phong tự nhủ bản thân cố gắng nhiều hơn, bỏ qua nỗi đau bệnh tật giày vò thân xác và học hành chăm chỉ.

Chọn Đại học Dược vì lí do sức khỏe

Không phụ công mọi người mong đợi, Phong đã đạt giải Ba môn Hóa học và nghiễm nhiên được tuyển thẳng vào một trường Đại học nào đó. Ngày làm hồ sơ thi, Phong đắn đo mãi rồi nộp đơn tuyển thẳng vào trường Đại học Dược Hà Nội. Bên cạnh đó, em cũng chuẩn bị thêm một hồ sơ dự thi Đại học Y và đã đỗ với điểm số khá cao.

Trước mắt mình là hai ngã rẽ, đắn đo mãi Phong chưa biết làm sao. Cuối cùng em chuẩn bị hành lí, xách ba lô lên Hà Nội làm tân sinh viên trường Dược. Phong cười hiền và nhẹ nhàng bảo: “Em cũng thích học Y, nhưng em chọn Dược vì học phí thấp hơn. Bên cạnh đó, học Dược có 5 năm, nó thuận tiện hơn cho sức khỏe và bệnh tim của em nữa”.

Giờ này, mẹ và chị gái em vẫn ở Vinh, bám trụ với căn phòng ba mẹ con từng trọ. Chị gái em sức học cũng khá, nhưng chỉ vì mắc bận làm thêm, nên cũng bị giảm sút đi nhiều. Mẹ thì ngày một gầy gò hơn, da sạm đen và bản tay thô cứng lại. Phong bảo, mẹ cũng đang có ý định ra đây, bởi không yên tâm khi em ở một mình không có người thân săn sóc.

Hỏi thăm về tình hình bệnh tật, em chỉ cười nhẹ bảo đỡ rồi. Em chỉ uống thuốc những lúc đau. Cậu học trò cũng thật thà chia sẻ: “Em nhất định sẽ cố gắng thật nhiều, để không phụ công bố mẹ sinh ra, sẽ đi làm thêm để kiếm tiền đỡ đần cho mẹ”.

Trò chuyện thêm một lúc, Phong bất thần hướng mắt phía xa xăm. Nỗi tiếc nuối, nhớ nhung dâng tràn lên đôi mắt. Hình bóng bố chỉ về lại trong mơ, vùng kí ức mơ hồ đau xót.

An Nhiên

Báo mạng điện tử K29

Học viện Báo chí và Tuyên truyền


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN