Chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo của Ứng Lăng
(Sóng Trẻ) - Ứng Lăng là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng tọa lạc tại xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách Tp. Huế 10km. Đây là một công trình kiến trúc có giá trị văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của lịch sử, đặc biệt là nửa đầu thế kỉ XX.
Vua Khải Định là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm, chuẩn bị cho sự ra đi của một ông vua vào buổi mạt kì của chế độ phong kiến. Bước lên ngai vàng vào giữa tuổi 31 và trị vì chín năm, Khải Định không có một đóng góp nào cho công cuộc chống Pháp và phát triển kinh tế đất nước. Ngược lại ông say sưa với việc xây dựng những cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc.
Vua Khải Định – một trong những vị vua xa hoa nhất của triều Nguyễn
Lên ngôi được một thời gian, Khải Định quyết định chọn triền núi Châu Chữ (Châu Ê) làm vị trí để xây cất lăng mộ cho mình và đặt tên lăng là Ứng Lăng. So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có một diện tích rất khiêm tốn, 117mx48.5m nhưng lại cực kì công phu tốn kém, và mất rất nhiều thời gian.
Lăng được khởi công xây dựng vào ngày 4 tháng 9 năm 1920 và kéo dài trong mười một năm mới hoàn tất. Những thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng được Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá trưng tập để tạo nên công trình này.
Những chủ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ
Vào lăng, du khách phải vượt qua hệ thống của 37 bậc với thành bậc đắp rồng lớn nhất cả nước
Để có được những nguyên vật liệu tốt nhất, Khải Định đã cử người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Airdoise, và sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... Phong cách kiến trúc khác lạ của Ứng Lăng này khiến cho nhiều người đặt Ứng Lăng ra nài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn. Đó là kết quả của sự hội nhập nhiều dòng kiến trúc Á- u, kiến trúc VN cổ điển và hiện đại.
Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Romăng biến thể
Hai bên sân, mỗi bên có 2 hàng tượng cùng nhìn vào giữa sân và đều có khí sắc
Cột trụ biểu cao hơn 10m dạng stoupa của nhà Phật
Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng. Đó là nơi mà tài hoa cửa những người thợ thể hiện rõ nhất. Cung chia làm 5 phần liền nhau: hai bên là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ lăng, phía trước là điện Khải Thành – chính là nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định, chính giữa là pho tượng Bửu Tán - được hai người Pháp thực hiện ở Paris vào năm 1920 và mộ phần nhà vua ở phía dưới.
Cung Thiên Định
Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh
Cùng với tranh trên tường, dưới nền lát gạch men hoa và trên trần vẽ Cửu long ẩn hiện trong mây
Bửu tán, tượng nhà vua ở trên và mộ phần ở dưới trong cung Thiên Định
Ứng Lăng chính là kết hợp của 2 yếu tố sự giao thoa văn hóa trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản Phương Tây đã đột phá cánh cửa phong kiến để làm rõ văn hóa Tây u tràn vào Việt Nam. Bằng óc thông minh, sự chọn lọc tinh tế và đôi tay tài hoa khéo léo, người thợ Việt Nam đã tạo ra một công trình kiêt tác nghệ thuật - Ứng Lăng, góp phần làm phong phú thêm quần thể lăng tẩm các vua nhà Nguyễn.
Ngọc Linh
Lớp Truyền hình K31A1
(nguồn: Internet)
Cùng chuyên mục
Bình luận