Chuẩn đầu ra nói chung và nại ngữ nói riêng với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyề

(Sóng Trẻ) - Chuẩn đầu ra nói chung và chuẩn đầu ra nại ngữ nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với sản phẩm đào tạo, là một qui định bắt buộc để đảm bảo điều kiện tốt nghiệp của sinh viên theo Luật Giáo dục đại học 2012.

1. Khái niệm về chuẩn đầu ra

Đến nay, có rất nhiều khái niệm về chuẩn đầu ra:

“Chuẩn đầu ra là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn một người tốt nghiệp có khả năng LÀM được nhờ kết quả của quá trình đào tạo” (Jenkins and Unwin).

“Chuẩn đầu ra là lời khẳng định của những điều mà chúng ta muốn sinh viên của chúng ta có khả năng làm, biết, hoặc hiểu nhờ hoàn thành một khóa đào tạo” (Univ.New South Wales, Australia).

"Chuẩn đầu ra là sự khẳng định sinh viên tốt nghiệp làm được những gì và kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi cần đạt được của sinh viên" (GS. Nguyễn Thiện Nhân).

Có thể hiểu, chuẩn đầu ra như lời cam kết của nhà trường đối với xã hội về những kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi, qua đó, khẳng định những năng lực lao động cụ thể mà sinh viên sẽ thực hiện được sau khi được đào tạo tại nhà trường.

2. Vai trò, ý nghĩa và giá trị của chuẩn đầu ra

- Đối với nhà trường:

Chuẩn đầu ra là cơ sở để nhà trường xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đảm bảo sản phẩm đào tạo đáp ứng  nhu cầu nhân lực của xã hội; Thông qua chuẩn đầu ra để giới thiệu với xã hội năng lực đào tạo của nhà trường, tạo được niềm tin trong sinh viên, phụ huynh, người sử dụng lao động; Tăng cường khả năng hợp tác giữa nhà trường với xã hội.

Chuẩn đầu ra là cơ sở hỗ trợ công tác đảm bảo chất lượng và hình thành các chuẩn đào tạo; gắn kết giáo dục nghề nghiệp với giáo dục đại học tạo điều kiện học liên thông và học suốt đời…

- Đối với giảng viên:

Chuẩn đầu ra là cơ sở để thiết kế lại nội dung giảng dạy; lựa chọn phương pháp dạy học tích cực, lượng hóa rõ ràng về các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên; cũng qua đó, thực hiện được tính tích cực trong dạy học.

Chuẩn đầu ra là cơ sở để đổi mới phương pháp học tập trung vào người học: khắc phục một số vấn đề tồn tại gắn với cách truyền thống coi trọng đầu vào trong phát triển chương trình đào tạo, giảng viên dạy những gì mà mình có, nhà trường cung cấp dịch vụ giáo dục có đến đâu thì làm đến đó. Chuẩn đầu ra cũng là cơ sở nâng cao mối quan hệ Dạy-Học-Đánh giá.

- Đối với sinh viên:

Thông qua chuẩn đầu ra, sinh viên lượng hóa được mục đích học tập của mình, xác định cụ thể các yêu cầu đối với bản thân, từ đó, không ngừng nỗ lực học tập và rèn luyện theo các chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu của nhà trường và xã hộ. Cũng nhờ vậy, sinh viên sẽ được tăng cường cơ hội học tập, cơ hội việc làm.

- Đối với các cá nhân, tổ chức sử dụng lao động:

Chuẩn đầu ra của các trường là cơ sở để các cá nhân, tổ chức đánh giá khả năng cung ứng nhân lực của các trường, xác định được nguồn cung cấp nhân lực phù hợp với yêu cầu lao động. Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức sử dụng lao động cũng có thể lựa chọn chính xác nguồn nhân lực tiềm năng cho mình, từ đó, phối hợp với các trường thực hiện đào tạo theo địa chỉ. Điều này vừa hỗ trợ hoạt động cho các trường, vừa giảm được chi phí và thời gian đào tạo lại của nơi sử dụng nhân lực.

- Đối với xã hội:

Xã hội có cơ sở giám sát hoạt động đào tạo của các trường và có quyền đòi hỏi các trường điều chỉnh hoạt động để thực hiện đúng chuẩn đầu ra đã được xác định. Việc thực hiện chuẩn đầu ra giúp xã hội có được nguồn nhân lực chất lượng cao.

7a15812cb_ajc1.jpg

3. Chuẩn đầu ra nại ngữ (Tiếng Anh)

Chuẩn đầu ra tiếng Anh là một “chuẩn thành phần” của chuẩn đầu ra, không phải với tư cách là một mô - đun hay học phần, và bởi tính độc lập tương đối mang tính đặc thù nên có thể xem như một “chuẩn điều kiện”.

Sinh viên tốt nghiệp nài chuẩn kiến thức chuyên môn và các kỹ năng nghề nghiệp đảm bảo các yêu cầu chuẩn về kiền thức chung (hiểu biết nguyên lý cơ bản của triết học Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh…), kiến thức chuyên ngành được đào tạo; kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp; thái độ hành vi (lòng yêu nước, yêu đồng bào, tinh thần tự hào dân tộc, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật…); khả năng làm việc sau tốt nghiệp…, phải đạt yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng Anh cơ bản sau:

Đối với các sinh viên thuộc khối lý luận:

- Có kiến thức nền tảng về cấu trúc ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

- Có kiến thức cơ bản, tổng quát về giao thoa văn hóa.

- Có kiến thức cơ bản về đọc, hiểu tài liệu.

- Có kiến thức khái quát về tiếng Anh chuyên ngành được đào tạo.

- Có khả năng trao đổi, giao tiếp tiếng Anh liên quan đến công việc đang làm, có khả năng đạt điểm tương đương cấp độ A2 theo chuẩn Châu Âu (CEF level) hoặc TOEIC 400.

Đối với các sinh viên thuộc khối nghiệp vụ và chuyên ngành biên dịch tiếng Anh báo chi:

- Có kỹ năng phân tích ngôn ngữ về các đặc điểm ngữ âm, hình thái, từ vựng, cú pháp, ngữ nghĩa và nhận diện các điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

- Có khả năng tham gia các nhóm biên dịch Anh-Việt, Việt-Anh các thể loại văn bản thuộc lĩnh vực được đào tạo.

- Thể hiện hiệu quả các kỹ năng dịch đuổi, dịch hội nghị Anh-Việt, Việt-Anh.

- Có khả năng tham gia dịch cabin.

- Có kỹ năng biên-phiên dịch theo nhóm

- Nắm được nguyên tắc, văn hóa ứng xử giao tiếp với người nước nài

- Sau tốt nghiệp, có khả năng làm việc tại các sở, ban, ngành, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức trong và nài nước mà công việc có liên quan đến việc sử dụng tiếng Anh.

- Có khả năng Tiếng Anh đủ để tiếp tục học tập, nghiên cứu trình độ sau đại học trong và nài nước.  

- Có khả năng tự học và làm tốt những công việc có liên quan đến sử dụng Tiếng Anh chưa học ở nhà trường…

Để đạt được chuẩn đầu ra đó, Nhà trường, giảng viên, và sinh cần phải nỗ lực thực hiện tốt 7 nội dung sau:

Một là, cần làm cho toàn thể cán bộ viên chức và sinh viên nhận thức sâu sắc rằng xây dựng và thực hiện chuẩn đầu ra nói chung và chuẩn đầu ra về nại ngữ nói riêng là một đòi hỏi tất yếu của thời đại hội nhập quốc tế, nhất là khi Cộng đồng ASEAN bắt đầu hoạt động vào năm 2015, đảm bảo cho người sinh viên khi tốt nghiệp đủ sức hội nhập và cạnh tranh quốc tế, để khỏi bị đánh bại ngay trên sân nhà.

Hai là, việc chọn bài thi quốc tế TOEIC,IELTS, TOEFL, hoặc CFE Châu Âu để đánh giá chuẩn đầu ra nại ngữ và tin học là cần thiết, phù hợp với xu thế và yêu cầu của thị trường lao động do tính phổ biến, khách quan và được quốc tế công nhận rộng rãi, có thang điểm rộng có thể đánh giá mọi trình độ sử dụng Anh ngữ, tổ chức thi thuận tiện, chi phí hợp lý và tính bảo mật cao. Quy trình triển khai chuẩn đầu ra cần có lộ trình phù hợp với thực trạng, trình độ nại ngữ của người học cũng như nhận thức của cán bộ giảng viên và sinh viên trong toàn trường (Ví dụ: sinh viên tốt nghiệp 2014 phải đạt TOEIC 400, tốt nghiệp 2015 đạt TOEIC 450…).

Ba là, cần có sự thống nhất về ý chí và hành động trong toàn thể cán bộ giảng viên và nhân viên, cần huy động cả hệ thống chính trị trong Nhà trường để tuyên truyền về tính thiết yếu của việc sử dụng bài thi TOEIC trong đánh giá chuẩn đầu ra nại ngữ và tin học để tuyên truyền cho sinh viên và tham gia tổ chức thực hiện.

Bốn là, việc thực hiện chuẩn đầu ra cần phải tiến hành đồng bộ trong toàn trường. Nhà trường cần quan tâm đầu tư cơ sở vật, chất đảm bảo cho việc dạy và học; có kế hoạch đã cử giảng viên của bộ môn tiếng Anh đi tập huấn giảng dạy tiếng Anh theo định hướng TOEIC, xây dựng và triển khai bài thi TOEIC trên mạng máy tính; xây dựng bài giảng, xây dựng các bài kiểm tra học kỳ theo định hướng TOEIC tại trường.

Năm là, Nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động để hỗ trợ sinh viên có cơ hội tham gia thi và lấy chứng chỉ TOEIC, mở các lớp bồi dưỡng kiến thức nại ngữ cho các sinh viên có nhu cầu theo học, cấp học bổng khuyến khích những sinh viên xuất sắc...

Sáu là, việc tuyên truyền về chuẩn đầu ra, nài việc phổ biến bằng văn bản, đăng thông tin trên website, nhà trường cần tổ chức cho đội ngũ cố vấn học tập phổ biến đến các lớp sinh viên vào các buổi sinh hoạt lớp; tổ chức hội thảo về chuẩn đầu ra nại ngữ để nâng cao nhận thức của sinh viên về sự cần thiết áp dụng chuẩn đầu ra tin học nại ngữ bằng các bài thi quốc tế. Các tổ chức trong Nhà trường cũng tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người học. Đoàn TNCS HCM, Hội sinh viên đã có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chuẩn đầu ra…

Bảy là, Nhà trường cũng nên đồng thời áp dụng áp dụng chuẩn nại ngữ đối với cán bộ giảng viên, để chính cán bộ, giảng viên sẽ trở thành những tấm gương sáng về học tập nại ngữ để sinh viên noi theo.          

Năm 2015, Cộng đồng ASEAN bắt đầu hoạt động, sẽ có sự dịch chuyển lao động một cách tự do giữa các nước ASEAN. Để cạnh tranh bình đẳng với lực lượng lao động đến từ các quốc gia khác, ngay trên sân nhà, lao động Việt Nam nói chung, trong đó có sinh viên tốt nghiệp của Nhà trường, phải đảm bảo được đào tạo để đáp ứng tốt nhu cầu lao động của một xã hội cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy, việc xây dựng, công bố chuẩn đầu ra nói chung và chuẩn đầu ra Tiếng Anh là việc làm có ý nghĩa quan trọng, là một trong những tiêu chí và yêu cầu cần thiết đối với mỗi đơn vị đào tạo đại học trong hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, điều khó khăn hơn nhiều là việc thực hiện chuẩn đầu ra, điều này đòi hỏi sự nỗ lực đổi mới của mỗi sinh viên, mỗi giảng viên và của cả Nhà trường nhằm tăng cường cơ hội việc làm cho sinh viên, cũng chính là cách duy nhất để khẳng định vị thế và thương hiệu của Trường trong hệ thống giáo dục của đất nước.

Lương Bá Phương

Giảng viên Khoa Nại ngữ

Học viện Báo chí & Tuyên truyền

( Nguồn: Ajc.edu.vn)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN