Chương trình Phát thanh Sóng Trẻ số 38



Kịch bản chương trình Sóng trẻ

Chủ đề: “Sinh viên tìm hiểu văn hoá người Hà Nội”

(Số 38, phát sóng ngày 18/9/2011)

1. Nhạc hiệu chương trình + Lời giới thiệu

2. Mở đầu

*MC nam:

- Xin chào tất cả các bạn! Hoàng Dương và Xuân Thu rất vui vì được gặp lại các bạn trong chương trình Sóng trẻ tuần này.

*MC nữ:

- Dương này, “Xanh xanh thắm , bầu trời xanh Hà Nội/ Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh” sáng nay nghe bài hát đó Thu mới chợt nghĩ rằng: Sống trên đất Hà thành đã một thời gian khá dài nhưng mình vẫn chưa thể khám phá được gì nhiều về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây.

*MC nam:

- Tất nhiên rồi Thu ạ, khả năng hiểu biết của mỗi người cũng chỉ giới hạn trong một khoảng nào đó thôi . Huống gì Thăng Long –Đông Đô – Hà Nội của chúng ta là mảnh đất ngàn năm văn hiến thì thử hỏi làm sao khám phá hết nét đặc sắc của nó được.

*MC nữ:

- Ừ, Dương nói cũng đúng. Các bạn thân mến! Hà Nội – thủ đô của một đất nước ngàn năm văn hiến. Đây là nơi nơi hội tụ những tài năng, những tinh hoa văn hoá của dân tộc Việt. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu : “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài – Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

Chương trình Sóng trẻ hôm nay sẽ cùng các bạn tìm hiểu những nét văn hoá đặc sắc của mảnh đất Hà thành, những vẻ đẹp tự nhiên vốn có của con người và cuộc sống nơi đây.

*MC nam:

- Vâng, trước hết chúng ta hãy đến với mục Bản tin để cập nhật những thông tin chính đã diễn ra trong tuần qua.

*MC nữ:

- Diễn đàn Sóng trẻ tuần này sẽ bàn luận xoay quanh chủ đề: “Khơi dậy lòng đam mê của giới trẻ trong việc tìm hiểu văn hoá người Hà Nội”

*MC nam:

-“Bật mí nhỏ cùng tân sinh viên” là tên tiêu đề bài viết trong chuyên mục “Đồng hành cùng bạn” tuần này.

*MC nữ:

- Phần cuối của chương trình chúng ta hãy cùng lắng nghe bài viết “Cốm làng Vòng - một thức quà nn đất Hà thành” sẽ giới thiệu tới quý thính giả những nét đặc sắc về Cốm làng Vòng. Một làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội.

-  Sau đây là phần tin chi tiết.

Nhạc cắt

3. Bản tin ( 2 MC dẫn) (5’)

*MC nam:

Ngày 13 tháng 9 vừa qua, khóa đào tạo “CEO – giám đốc điều hành” do Khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Nại thương tổ chức đã thu hút sự tham gia của các thầy cô giáo cùng đông đảo sinh viên. Khoá học được tổ chức nhằm mục đích: cung cấp cho người học tư duy quản lý mới, các công cụ để điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt. Đồng thời, chú trọng phát triển năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng quản trị thực hành trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp với các CEO hàng đầu của Việt Nam. Đào tạo “CEO – giám đốc điều hành” được các chuyên gia đánh giá là một trong những chương trình uy tín và chất lượng nhất Việt Nam hiện nay.

*MC nữ:

Cũng trong chiều ngày 13/9, Giải Bóng chuyền sinh viên toàn quốc Toyota 2011, khu vực Hà Nội đã chính thức khai mạc tại Sân vận động trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Giải đấu do Bộ giáo dục và Đào tạo, công ty Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức. Giải đấu đã thu hút được trên 300 vận động viên của 14 đội thuộc các trường Đại học – Cao đẳng tham gia. Bạn Nguyễn Hải Anh, vận động viên của đội bóng chuyền nữ Đại học Hà Nội chia sẻ:

“ Giải bóng chuyền hàng năm được tổ chức cho sinh viên nhằm mục đích nâng cao tinh thần thể thao, tạo sự năng động cho sinh viên, và mình nghĩ đây là một sân chơi rất là bổ ích”.

Giải bóng chuyền năm nay được tổ chức với mong muốn đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, nâng cao thể lực và nhân cách cho sinh viên Việt Nam. Giải sẽ chọn ra 12 đội bao gồm bóng chuyền nam và nữ tham gia thi đấu vòng chung kết diễn ra từ ngày mồng 3 đến ngày mồng 8/10 sắp tới.

*MC nam:

Từ ngày 13 đến ngày 15/9, tại Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà nội, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá cho các trường cao đẳng.Tham gia buổi tập huấn bao gồm:  các trường cao đẳng chưa tham gia tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá - do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, hoặc có sự thay đổi cán bộ trong đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng. Các trường đều cử cán bộ tham gia đầy đủ, trong đó có 1 lãnh đạo nhà trường và 2 cán bộ phụ trách công tác đảm bảo chất lượng.

*MC nữ:

Tối ngày 17.9, “Cuộc triển lãm sinh viên trực tuyến - Công cụ mới để tìm cơ hội du học Mỹ của các sinh viên Việt Nam” được tổ chức trên mạng Internet đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các bạn sinh viên. Đây là một Triển lãm miễn phí dành cho các bạn muốn học lấy bằng Cử nhân hoặc Thạc sĩ ở Hoa Kỳ. Tại buổi triển lãm, các bạn sinh viên đã trao đổi thông tin trực tuyến với nhân viên tuyển sinh, giáo sư và những sinh viên hiện đang học tập tại các trường Đại học ở Mỹ, để có thêm thông tin về trường mà các bạn đã chọn. Đây là một hoạt động có ý nghĩa rất lớn cho những sinh viên Việt Nam có ước muốn đi du học ở Hoa Kì.

*MC nam:

Hướng tới 50 năm truyền thống Học viện Ngân hàng và thiết thực chào mừng ngày Doanh nhân Việt Nam, ngày 20-9 sắp tới, Liên chi đoàn khoa Quản trị kinh doanh – Học viện Ngân hàng tổ chức cuộc thi “Chìa khóa thành công 2011”.  Cuộc thi nhằm tôn vinh tài năng và thắp sáng ước mơ của những nhà quản trị doanh nghiệp tương lai. “Chìa khóa thành công 2011” sẽ tạo ra một sân chơi bổ ích cho tất cả các bạn sinh viên đang theo học khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ban tổ chức cho biết, cuộc thi sẽ có ba vòng: vòng một là phần thi trắc nghiệm khách quan, phần hai sẽ phỏng vấn để chọn ra bốn đội đi vào chung kết. Dự kiến đêm chung kết sẽ được tổ chức vào đêm ngày 13.10 sắp tới.

Nhạc cắt

4. Diễn đàn Sóng trẻ. (BTV dẫn) (15’)

*MC nam:


 - Các bạn thân mến! Như đã giới thiệu ở phần đầu chương trình, trong chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận về chủ đề  “Khơi dậy lòng đam mê của giới trẻ trong việc tìm hiểu văn hoá người Hà Nội”.

Xin mời quý vị và các bạn cùng gặp lại BTV Phạm Thuý!

*Diễn đàn:

Khơi dậy lòng đam mê của giới trẻ trong việc tìm hiểu văn hoá người Hà Nội

Phạm Thuý

BTV: Các bạn thân mến! Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội là nơi “địa linh nhân kiệt”. Mảnh đất này hội tụ tất cả những gì tinh tuý nhất của mọi miền đất nước. Cũng bởi vậy mà Hà Nội luôn tạo ra cho mình một nền văn hoá với những nét riêng, độc đáo.

Từ tiếng nói đến cách ứng xử giao tiếp, phong cách nhã nhặn, lịch lãm, nồng nhiệt mà không thô bạo, niềm nở mà không suồng sã. Các phố nghề, làng nghề, các thức quà… tất cả đều tạo ra những giá trị văn hoá rất riêng, mang phong vị của đất Hà thành.

Có rất nhiều giá trị văn hoá đặc sắc của người Hà Nội mà chúng ta chưa thể nào khám phá hết được, nhất là các bạn trẻ.

Vậy làm thế nào để “khơi dậy lòng đam mê của các bạn sinh viên trong việc tìm hiểu văn hoá người Hà Nội?” Đây chính là vấn đề mà  Diễn đàn Sóng trẻ tuần này muốn trao đổi cùng các bạn.

Tôi xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời có mặt tại phòng thu hôm nay:

- TS Phạm Ngọc Trung – Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

- Bạn Trần Đức Thương – Sinh viên năm thứ 4, khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Bạn Trần Thị Mai – Lớp E16K45, Khoa Tiếng anh tài chính ngân hàng, ĐH nại ngữ, ĐH quốc gia Hà Nội.      

Xin cảm ơn các vị khách mời đã nhận lời tham gia chương trình!

BTV : Câu hỏi đầu tiên chương trình xin được dành cho thầy Trung.

Thưa thầy, là một người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực văn hoá và có điều kiện tiếp xúc nhiều với các bạn sinh viên. Vậy thầy đánh giá như thế nào về hoạt động của các bạn sinh viên trong việc tìm hiểu văn hoá người Hà Nội thời gian qua?

KM 1 trả lời: Tôi thấy rằng, sinh viên nói chung thì các bạn cũng bận rất nhiều việc, nhưng khi lên đất Thăng Long kinh kì này hội tụ thì các bạn cũng có những nhu cầu tìm hiểu về văn hoá người Hà Nội.

Bởi Hà Nội được quan niệm theo nghĩa rộng, không chỉ có những người có hộ khẩu Hà Nội, mà là những người ở Hà Nội, cư trú ở Hà Nội, đang cống hiến cho Hà Nội. Các bạn sinh viên hội tụ từ mọi miền đất nước về cũng đã trở thành cư dân Hà Nội và Hà Nội trở thành một phần trong cuộc sống của các bạn đó. Nên các bạn cũng rất muốn tiếp xúc, rất muốn trải nghiệm trong cái nền văn hoá đó.

BTV:  Vâng, cảm ơn thầy. Còn bây giờ, xin được đặt câu hỏi với hai bạn sinh viên.

Thương này, bạn đã từng tham gia một số cuộc thi tìm hiểu về văn hoá người Hà Nội. Vậy bạn có thể cho biết, các hoạt động này có ý nghĩa như thế nào đối với giới trẻ hôm nay ?

KM 2 trả lời: Theo mình, các hoạt động này không chỉ đơn thuần tham gia cho vui. Mình nghĩ hoạt động này làm cho giới trẻ ngày nay có thêm kiến thức về văn hoá rất nhiều. Như bạn đã biết, trong quá trình phát triển của đất nước thì bất cứ một né đặc trưng nào của văn hoá dân tộc ta đều gắn với lịch sử. Vậy nên theo mình tham gia các hoạt động này không chỉ đơn thuần nắm được kiến thức mà nài ra chúng ta có thể tìm hiểu thêm các vấn đề về lịch sử, con người, xã hội từ lâu đời đến nay. Thăng Long của chúng ta đã tròn một ngàn năm tuổi, theo mình đó là một điều đặc thù mà không phải đất nước hay địa danh nào cũng có được. Vậy nên mình nghĩ, tất cả những ai  là con người Việt Nam thì nên tìm hiểu văn hoá Thăng Long.

BTV: Còn Mai thì sao, bạn có thể chia sẻ một chút suy nghĩ của mình cùng thính giả nghe đài được không?

KM 3 trả lời: Mình rất may mắn khi được học cũng như được sống ở mảnh đất nghìn năm văn hiến này.Mình thấy các hoạt động hoặc một số các cuộc thi tìm hiểu về văn hoá Hà Nội thực sự rất thiết thực và có ý nghĩa.

BTV: Vâng. Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Tìm hiểu vẻ đẹp của con người Hà Nội luôn là một điều thú vị và có ý nghĩa to lớn.

Song bên cạnh đó cũng có một bộ phận giới trẻ, trong đó có không ít các bạn sinh viên rất hạn chế trong việc tìm hiểu văn hoá dân tộc nói chung và văn hoá đất Hà thành nói riêng.

Sau đây, xin mời quý vị thính giả cùng ba vị khách mời theo dõi phóng sự do nhóm phóng viên Sóng trẻ thực hiện để cùng có cái nhìn rõ hơn về điều này.

*Phóng sự  (3’)

Thái độ của giới trẻ ngày nay với văn hoá đất kinh kì

Các bạn thân mến, cuộc sống hiện đại đã mang lại cho giới trẻ hôm nay rất nhiều thứ. Sự phát triển “ vũ bão” của Internet đã cung cấp một nguồn thông tin vô tận, rút ngắn khoảng cách về mặt không gian và thời gian, con người trở nên gần gũi, hiểu biết nhau hơn. Trong cuộc sống ngày nay, các bạn trẻ có thêm kiến thức, tự tin, năng động và khát khao khẳng định giá trị bản thân. Nền kinh tế thị trường mang lại rất nhiều lợi ích về vật chất cho mỗi người.

Tuy nhiên, nó cũng kéo theo không ít hệ lụy khi hiện nay, một bộ phận giới trẻ đã không còn quan tâm đến những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Sống trên mảnh đất ngàn năm văn hiến nhưng lại không hiểu biết một chút gì về văn hoá người Hà Nội.

Bạn Nguyễn Thị Thương, sinh viên ngành Y học cổ truyền, trường Đại học Y Hà Nội bày tỏ:

Băng (17s):

“Tớ nghĩ giới trẻ ngày nay ít quan tâm đến văn hoá người Hà Nôi cũng bởi Hà Nội bây giờ toàn người từ các tỉnh lẻ lên, vậy nên lớp trẻ của bọn mình không có điều kiện để khám phá nét đẹp riêng biệt của con người thủ đô”.

Đến với Tháp Rùa, Hồ Gươm, 36 phố phường, nơi tiếp xúc, gặp gỡ giữa các bạn trẻ và những nét đẹp cổ xưa của cảnh vật và người dân thủ đô, chúng tôi đã có những quan sát đầy thú vị.

Có rất nhiều học sinh, sinh viên tập trung ở đây vào mỗi chiều như thế này, các bạn vui chơi, trò chuyện, đọc sách, ai cũng tự tìm kiếm một không gian cho riêng mình. Một số cho biết, các bạn rất thường xuyên tới đây. Nhưng khi được hỏi số người này cảm nhận được gì về vẻ đẹp của con người và cảnh vật xung quanh, thì họ trả lời rất bâng quơ, thậm chí là lắc đầu bảo không quan tâm nhiều.

Bạn Lê Thị Hương, sinh viên năm thứ 3, khoa Luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội, bày tỏ suy nghĩ:

Băng (17s):

“Mình không quan tâm đến vấn đề này lắm, mình chỉ biết một ít thôi. Tại cuộc sống hiện đại có rất nhiều thứ khiến giới trẻ như bọn mình tham gia hơn là việc tìm hiểu văn hoá. Tớ nghĩ việc tìm hiểu văn hoá của con người Hà Nội cũng rất quan trọng nhưng không thú vị cho lắm với hơn nữa tớ cũng không có thời gian và điều kiện”.

 Dạo một vòng quanh Hồ Gươm, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng,  các bạn trẻ lướt qua các nghệ nhân làm các nghề truyền thống như viết chữ, nặn tò he một cách rất thờ ơ, không chút đoái hoài để ý. Đơn giản chỉ là sự hiểu biết về một trò chơi dân gian xa xưa thôi nhưng chúng ta có thể thấy được thái độ của giới trẻ đối với các giá trị văn hoá của mảnh đất hà thành. Nếu không có giải pháp hữu hiệu hơn nữa để tuyên truyền cho giới trẻ về vẻ đẹp của con người và cảnh vật thủ đô thì có lẽ rằng, những nét đẹp truyền thống vốn có của con người Kinh kì cũng sẽ dẫn phai mờ theo năm tháng.

---Hết phóng sự---

BTV: Các bạn thân mến, chúng ta vừa mới được theo dõi phóng sự ngắn về thực trạng hiểu biết văn hoá người Hà Nội của các bạn trẻ trong thời gian qua.

Thương này, phóng sự trên đã cho thấy rằng, hiện nay các bạn sinh viên rất ít quan tâm đến việc tìm hiểu những vẻ đẹp văn hoá truyền thống của con người thủ đô. Vậy bạn nghĩ như thế nào về vấn đề này?

KM 2 trả lời: Theo mình nghĩ, trước hết chúng ta có thể thấy một vấn đề nổi lên đó là cá nhân. Việc tìm hiểu văn hoá người Hà Nội hay nếp sống của người Hà Nội thì mỗi người có một cách nghĩ riêng. Các bạn có quyền lựa chọn tìm hiểu nhiều hay ít và có nên tìm hiểu hay không? Theo mình chúng ta nên tuyên truyền nhiều hơn nữa, có những cách thức tốt hơn để bạn trẻ có sự thu hút, có sự hứng thú nhiều hơn nữa trong việc tìm hiểu vấn đề này.

BTV: Còn Mai thì sao? Xin mời bạn !

KM 3 trả lời: Theo mình nghĩ, giới trẻ hiện nay, nhất là sinh viên thường tiếp cận với văn hoá Hà Nội cũng như văn hoá Việt Nam qua phim ảnh là chính. Vì thế họ mới chỉ có được cái nhìn tổng quan hay là một góc nhìn rất nhỏ về Hà Nội. Bạn cũng biết là, có một số bạn, mặc dù chuyên ngành về văn hoá như Việt Nam học nhưng khi hỏi về kiến thức văn hoá về Việt Nam và Hà Nội thì còn rất hạn chế. Theo mình nghĩ nên có nhiều chương trình hoặc nhiều câu lạc bộ để phát triển cũng như nâng cao kiến thức của sinh viên về văn hoá của người Hà Nội.

BTV: Thưa các bạn, từ xưa vẻ đẹp của người Hà Nội đã được in dấu rất nhiều trong các tác phẩm thơ văn. Đó là Bà Hiền, “hạt bụi vàng của mảnh đất kinh kì” trong tác phẩm “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải. Là “Những cô hàng xén răng đen/ cười như mùa thu toả nắng” trong tác phẩm “Bên kia sông Đuống” của nhà thơ Hoàng Cầm. Thế nhưng ngày nay, khi hỏi các bạn trẻ rằng, các bạn biết gì về văn hoá người Hà Nội thì chúng tôi nhận được nhiều ý kiến khác nhau và hầu như đều có sự hạn chế kiến thức về văn hoá đất Hà thành.

Sau đây, xin mời ba vị khách mời cùng các bạn thính giả lắng nghe một vài ý kiến mà chúng tôi đã ghi nhận được từ các bạn sinh viên.

*Một vài ý kiến (1’30s):

1. Thỉnh thoảng vào những lúc rảnh rỗi, tớ cũng có đọc qua mấy cuốn sách nói về các giá trị văn hoá đặc sắc của thủ đô. Và tớ thấy mình còn hiểu biết rất nông cạn trong lĩnh vực này.

2. Tớ biết tới văn hoá thủ đô chủ yếu là thông qua phim ảnh thôi, còn bình thường tớ cũng ít khi quan tâm đến vấn đề này.

3. Tớ rất thích tìm hiểu các nét văn hoá đặc sắc của con người và cảnh vật Hà Nội bởi qua đó chúng ta học hỏi được nhiều điều thú vị, cách ứng xử, giao tiếp, và thích nhất là được khám phá những món ăn tuyệt vời của Hà Nội.

4. Từ đợt đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội tớ mới bắt đầu quan tâm đến các giá trị văn hoá của con người ở đây chứ trước đó tớ rất ít quan tâm đến việc này.

5. Về văn hoá người Hà Nội thì tớ mới chỉ được đọc qua trong sách vở  và phim ảnh thôi chứ thực tế thì tớ cũng chưa được chứng kiến và khám phá nhiều lắm.

BTV: Thương này, bạn có thể chia sẻ một chút suy nghĩ của mình sau khi nghe chùm ý kiến trên không, xin mời bạn?

KM 2 trả lời: Như thầy Trung đã nói, chúng ta có nhiều thời gian tìm hiểu hay không là do chính chúng ta và cái tiếp theo nữa thì chúng ta có thực sự quan tâm đến nó hay không. Vậy mình nghĩ chúng ta cần có những cách thức tiếp cận với văn hoá và phải có một quá trình tìm hiểu chú tâm, trọng tâm vào đó. Vì nó như là một linh hồn của dân tộc chúng ta rồi vậy nên chúng ta hãy khơi dậy trong lòng chúng ta một dư âm để phát triển nó nhiều hơn nữa.

BTV:  Vậy thưa thầy Ngọc Trung, theo thầy cần có những giải pháp gì để khơi dậy lòng đam mê của giới trẻ ngày nay trong việc tìm hiểu văn hoá đất hà thành?

KM 1 trả lời: Tôi nghĩ cần có một số giải pháp thiết thực. Thứ nhất phải tuyên truyền thế nào đó để thanh niên và sinh viên bây giờ họ nhìn nhận quan niệm về văn hoá Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đúng với nó. Bởi văn hoá Thăng Long không chỉ dành cho người Hà Nội, chỉ thuộc về Hà Nội mà tôi quan niệm đây là một giá trị tinh thần của đất nước. Và văn hoá Thăng Long – Đông Đô- Hà Nội chính là sự cống hiến đóng góp của rất nhiều người, thuộc nhiều thế hệ khác nhau và thuộc nhiều vùng miền khác nhau. Có những tiến sĩ từ kinh bắc về, cũng có những từ Thanh Hoá – Thanh Nghệ ra đây để đóng góp vào. Thậm chí có những người như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu quê ở tận mãi miền Trung mà các cụ vẫn ra đây và trở thành một phần của đất Thăng Long rồi. Hoặc các bạn lên 36 phố phường của Hà Nội chẳng hạn, thì những làng nghề đó, những con phố đó nó thường gắn với quê hương. Ví dụ phố Hàng Bạc chẳng hạn, chủ yếu là người Đồng Xâm – Thái Bình; Phố Hàng đào phần lớn ở đất Hải Dương. Nhiều làng nghề gắn với nhiều vùng quê khác nhau nên chúng ta phải quan niệm văn hoá Thăng Long – Đông Đô –Hà Nội, nó là một giá trị tinh thần của đất nước mà ở đó có sự đóng góp của nhiều thế hệ, các nghệ nhân, nghệ sĩ, bác học, chính khách của nhiều miền quê khác nhau. Từ đó chúng tamới say mê nó, tìm hiểu nó, khám phá nó.

Còn nếu như chúng ta quan niệm Hà Nội là của Hà Nội hay Thăng Long là của Thăng Long không có gì liên quan đến chúng ta cả thì có lẽ nó sẽ không trở thành máu thịt, thành khát vọng. Ngay trên bài giảng của chúng tôi cũng thường truyền đạt cho các anh, chị sinh viên các ý như vậy. Công tác đoàn thanh niên cũng nên có nhiều định hướng để các anh chị tìm hiểu và coi đó là một giá trị linh thiêng, một nơi hội tụ văn hoá, văn minh của tổ quốc, của đất nước.

BTV: Vâng xin cảm ơn thầy.

Cuộc sống hiện đại có quá nhiều vấn đề khiến bạn trẻ quan tâm hơn là tìm hiểu những nét đẹp văn hoá cổ xưa. Tuy nhiên, vẫn có nhiểu câu lạc bộ sinh viên được thành lập để tìm hiểu về vẻ đẹp của con người cũng như thiên nhiên ở Hà Nội. Hà Nội Kids là một nhóm sinh viên tiêu biểu cho lòng yêu thủ đô.

Thương này, bạn suy nghĩ gì về những câu lạc bộ này?

KM 2 trả lời: Như mình được biết thì HaNoi Kids là nhóm một bạn trẻ tình nguyện làm hướng dẫn viên du lịch cho khách nước nài, đặc biệt là trong dịp Đại lễ nghìn năm Thăng Long Hà Nội vừa rồi. Các bạn trẻ này đã tham gia rất tích vào trong việc hướng dẫn viên. Các bạn làm tình nguyện chứ không theo một tổ chức nhất định. Mình nghĩ những câu lạc bộ này nên được khuyến khích và được tổ chức quy mô hơn nữa. Những nhóm như HaNoiKids đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Và mình nghĩ đây là tấm gương tốt để các bạn trẻ học tập theo.

BTV : Xin mời Mai?

KM 3 trả lời: HaNoi Kids không còn xa lạ với thanh niên Việt Nam và du khách nước nài. Đến với câu lạc bộ này thì chúng ta có khả năng trao đổi tiếng anh nâng cao khả năng tiếng anh của mình. Bạn cũng sẽ có cơ hội để quảng bá về hình ảnh Việt Nam, về cuộc sống và con người Hà Nội. Hy vọng trong tương lai sẽ có thêm các câu lạc bộ như thế này.

BTV: Rất cảm ơn những chia sẻ của hai bạn. Và bây giờ chương trình rất muốn nghe ý kiến của thầy Trung. Xin mời thầy!

KM 1 trả lời: Vừa qua, nhiều thanh niên và sinh viên đã tổ chức thành những câu lạc bộ để tìm hiểu, khám phá và truyền bá văn hoá Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Và trong quá trình hướng dẫn các du khách quốc tế cho dù là khách chính phủ hay là các đoàn khách du lịch. Tôi cho rằng đấy cũng là quá trình truyền bá. Thông qua đó thì các bạn cũng đã được trải nghiệm và tích luỹ thêm kiến thức. Quá trình này các bạn tự đào tạo, tự tìm hiểu là rất tốt rồi nhưng mà tôi nghĩ cần có những chuyên gia tư vấn.

BTV: Vâng, xin cảm ơn thầy! Sự ra đời của các câu lạc bộ này thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với giới trẻ nói chung và các bạn sinh viên nói riêng. Nó tạo cơ hội cho chúng ta hiểu biết sâu hơn về truyền thống văn minh - văn hiến ngàn năm của con người Hà Nội.

Câu hỏi cuối cùng mà chương trình muốn dành cho thầy Ngọc Trung đó là: thưa thầy, là một chuyên gia trong lĩnh vực văn hoá, vậy thầy có thể đưa ra một số lời khuyên cho các bạn sinh viên trong việc tìm hiểu văn hoá người Hà Nội được không ạ?

KM 1 trả lời: Tôi nghĩ để khơi dậy lòng đam mê cho các bạn sinh viên trong việc tìm hiểu văn hoá người Hà Nội có thể chúng ta cần đa dạng hoá cách mà họ tiếp cận chứ không nên quá nặng nề trong sách vở. Chúng ta có thể kết hợp giữa sách vở và thực tế, những sinh hoạt mang tính trải nghiệm thì các bạn sẽ gần gũi hơn. Và chúng ta cũng nên gắn các hoạt động đó với các phong trào của đoàn thanh niên để các bạn tiếp xúc. Nếu chúng ta để tản mản thì rất khó tạo ra được một cái xung lực, nên tổ chức các kì tìm hiểu có sự liên kết giữa các trường đại học với nội dung từ đơn giản đến phức tạp và có những đánh giá nhất định.

BTV: Vâng, xin cảm ơn thầy !

Các bạn thân mến, tìm hiểu văn hoá của con người Hà Nội là tìm hiểu về nếp sống “có lịch có lề”, tìm đến cái thanh lịch trong giao tiếp xã hội, trau chuốt được tính lịch sự và chu đáo trong mọi công việc. Đồng thời tìm về với những giá trị văn hoá tốt đẹp của cha ông ta từ bao đời nay. Chính điều này đã lí giải, tại sao Sở Văn hoá -  Thể thao và Du lịch lại thường xuyên phát động cuộc thi tìm hiểu 1000 năm Thăng Long -  Hà Nội rộng rãi trên mọi miền đất nước.

Thưa quý vị thính giả ! Diễn đàn Sóng trẻ hôm nay xin kết thúc tại đây. Rất cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian đến tham dự chương trình. Chúc các vị khách mời sức khỏe và thành công hơn nữa trong cuộc sống.

Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý thính giả! Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những chương trình lần sau.

Nhạc quảng bá chương trình

5.  Ca khúc: (5’)

*MC nam:

-Món quà âm nhạc hôm nay sẽ được bạn gái có nickname  “Mèo đốm đen” tặng cho bạn trai của mình với lời nhắn gửi yêu thương.

*MC nữ:


- Vâng, xin mời chủ nhân của món quà âm nhạc ngày hôm nay cùng quý thính giả lắng nghe ca khúc “Miss you” của nhóm Westlife.

Phát lời chúc + ca khúc

6. Chuyên mục Đồng hành cùng bạn.

*MC nam:

- Các bạn thân mến, tháng 9, tháng của những ngày mùa thu dịu dàng Hà Nội, tháng của những hoạt động tình nguyện của bạn trẻ và chúng ta cũng không thể quên rằng, tháng 9 là tháng tựu trường của hàng ngàn tân sinh viên trên cả nước.

Lo lắng, lạ lẫm, bỡ ngỡ chính là tâm trạng chung của không ít những bạn sinh viên mới này. Sau đây xin mời quý thính giả lắng nghe bài viết “Bật mí nhỏ cùng tân sinh viên” do phóng viên Hương An thực hiện.

Bật mí nhỏ cùng tân sinh viên

Hương An

Tháng 9 là thời gian các bạn tân sinh viên nhập trường. Cuộc sống tự lập và phải làm quen với nhiều thứ mới mẻ khiến nhiều sinh viên lúng túng. Bạn Nguyễn Thị Mai, một tân sinh viên của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn chia sẻ: (10s)

“ Em thấy rất lo lắng, bỡ ngỡ trước cuộc sống mới, không biết em có học tập tốt ở môi trường mới này không”.

Đây không chỉ là lo lắng của riêng Mai mà là cuả hầu hết các bạn sinh viên năm đầu. Chuyên mục hôm nay sẽ cùng các bạn tân sinh viên chia sẻ một chút về các kĩ năng cần thiết, khi mới bước đầu làm quen với giảng đường đại học.

Trước hết, để không khỏi bỡ ngỡ và có thành tích học tập tốt trong năm đầu thì việc quan trọng nhất là phải thay đổi phương pháp học tập. Đối với sinh viên, thời gian học ở lớp không nhiều, chủ yếu là mình phải tự nghiên cứu sách vở và các tài liệu liên quan. Các bạn có thể mượn sách ở thư viện hoặc từ các anh chị khoá trên, như vậy mình sẽ vừa học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các anh        chị_ những người đi trước và vừa tiết kiệm được một phần nào đấy về mặt kinh phí.

Ở các trường Đại học, có rất nhiều câu lạc bộ được thành lập và hoạt động sôi nổi. Vì vậy, nài việc học, các bạn có thể tham gia vào các hoạt động của khoa, của trường. Tham gia các câu lạc bộ như CLB Tiếng Anh, CLB Thanh niên tình nguyện, ghi ta, võ thuật… Đây là cơ hội rất tốt cho việc hoạt động nhóm, nâng cao kĩ năng mềm. Hơn nữa vào các CLB này sẽ giúp các bạn tự tin hơn, tạo thêm nhiều mới quan hệ mới.

Bên cạnh nhiệm vụ quan trọng nhất là học tập thì nhà trọ luôn là một nỗi lo của các bạn tân sinh viên. Phòng trọ gần trường, giá cả hợp lí là điều mong đợi của rất nhiều người. Tuy nhiên các bạn cũng có thể tìm phòng trọ xa trường một chút, phù hợp với điều kiện tài chính. Điều quan trọng là phải đảm bảo an ninh tốt. Đặc biệt, các bạn không nên tin vào các tờ rơi nhà trọ được phát hoặc dán nài đường bởi đó đa phần đều có môi giới, cò mồi.

Vấn đề đi lại cũng không kém phần quan trọng bởi đa số các bạn sinh viên đều đến từ các tỉnh lẻ. Bạn Nguyễn Minh Hiếu, sinh viên năm thứ 3, trường Đại học Thương Mại bày tỏ: (18s)

“Khi mới ra nhập học mình rất bỡ ngỡ, cũng trong tâm trạng như các bạn. Nhưng các bạn đừng quá lo lắng, đi lạc đường chúng ta lại biết thêm một đường mới, các bạn hãy luôn mang theo bản đồ Hà Nội. Và tớ thấy xe bus luôn là người bạn đáng tin cậy”.

Một điểm đáng lưu ý nữa là các bạn cần tỉnh táo trước những quảng cáo việc làm hấp dẫn ẩn dấu những chiêu lừa đảotinh vi đặc biệt là bán hàng đa cấp. Các bạn hãy tham khảo ý kiến bố mẹ, anh, chị trước khi bắt đầu một công việc làm thêm nào đó nhé.

Thời lượng của chương trình đến đây là kết thúc rồi, hi vọng chuyên mục tuần này sẽ giúp các bạn có được sự chuẩn bị tốt cho cuộc sống mới và đạt kết quả cao trong học tập.

7. Chuyên mục mềm: Mùa thu Hà Nội ( 3 phút)

Nhạc chuyên mục.

*MC nữ:


 - Và bây giờ xin mời các bạn lắng nghe bài viết:

Cốm làng Vòng - một thức quà nn đất Hà thành.

( Nhạc nền)

Hoa sữa đã nồng nàn trong sắc trời xanh biếc. Hà Nội đang chuyển mình sang thu. Mỗi mùa mỗi thức, Hà Nội đa dạng trong nét văn hóa ẩm thực của mình. Tháng 3 với bánh trôi bánh chay, tháng tám thưởng thức bánh trung thu dưới ánh trăng tràn đầy… .Và Hà Nội bước vào thu với một thức quà nổi tiếng: Cốm Làng Vòng.

Cốm được làm ở nhiều vùng khác nhau trên địa bàn Hà Nội nhưng nổi tiếng nhất vẫn là cốm Làng Vòng. Làng Vòng ngày nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy- là nơi gắn liền với thứ đặc sản của lúa non mà ai đi xa cũng phải nhớ về.

Để làm ra được những hạt cốm xanh biếc, dẻo, thơm, nằm trải mình trong lá sen thanh khiết phải trải qua một quá trình công phu. Cứ mỗi độ thu về, từ tháng bảy đến tháng mười, làng Dịch Vọng lại nhộn nhịp với tiếng cười đùa, tiếng chày giã cốm.( lồng tiếng động tiếng giã cốm). Cảm nhận được cái mùi ngai ngái, thơm thơm của rơm tươi. Nếp cái hoa vàng khi đang còn sữa được gặt về làm cốm.

Bác Lê Thị Nhung, trú tại tổ 36, phường Dịch Vọng, là một người đã gắn bó với nghề làm cốm hơn 40 năm qua cho biết:

Băng (30s):


 “Trước tiên gặt lúa về cho vào máy tuốt, sau đó cho ra sàng, đãi sạch sẽ. khi rang xong cho ra máy xát và giã. Mỗi cối giã khoảng 250 chày. Sau đó sảy, sàng, phân loại, cứ như thế tiếp tục làm, cối nọ lên thì cối kia xuống.”

Cốm làng Vòng nổi tiếng dẻo, thơm nn hơn cốm của các vùng khác vì nó được làm với một cách riêng. Trong khi làm, một trong những khâu quan trọng nhất quyết định hương vị của cốm là khi rang để làm thế nào cho lửa thật đều cho hạt cốm chin vừa không phải là việc dễ.

Bác Nhung tiếp tục chia sẻ:

Băng (19s):


“Rang cốm là quan trọng. Bởi vì nếu rang không đủ lửa thì nó sẽ sống, nên khi rang phải có lượng cốm vừa đủ để cốm chín đều. nếu không đủ lửa thì dính trấu, khi mình giã nó bết vào nhau thì không làm ra hạt cốm nn được”.

Từng hạt cốm là sự kết tinh của hương vị trời đất, của sự siêng năng, cần cù của người làm ra nó.

Cốm được gói trong lá sen, hương cốm ngọt lành hòa quyện với thứ lá thanh khiết, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” đã tạo ra hương vị rất đặc trưng của cốm Làng vòng.

Cốm là thứ quà để tặng nhau mỗi dịp tết đến xuân về. Không những thế, nó còn được thờ cúng tổ tiên. Cốm cũng là đồ sính lễ trong các dịp đám cưới, đám hỏi, là minh chứng cho tình yêu, hạnh phúc của lứa đôi.

Mang trong mình tinh hoa của trời đất, hương đồng gió nội, mang cả tấm lòng của người làm ra hạt cốm, vì thế ăn cốm phải thưởng thức từ từ, chậm rãi. Ăn cốm từng hạt để cảm nhận hương vị ngọt lành, dẻo thơm.

Khi đi trên vỉa hè dọc đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, ta gặp những cô hàng rong quẩy gánh đi bán cốm. Những tiếng mời hàng “ai mua cốm đây” đã trở nên quá quên thuộc với những ai thường xuyên qua lại đoạn đường này. Tuy hiện nay khách hàng có rất nhiều lựa chọn khác nhau nhưng cốm Làng Vòng vẫn luôn là sự ưu tiên của nhiều người.

Bạn Nguyễn Thị Huyền bày tỏ :

Băng (10s):

“Khi đi chơi xa hay về quê thì mình luôn chọn cốm Làng Vòng. Cốm làng Vòng luôn là sự lựa chọn tối ưu của mình, mình muốn mang hương vị Hà Nội để đem về cho những người thân yêu nhất”.

Thưởng thức những hạt cốm Làng Vòng để lắng mình lại trong sự xô bồ, hối hả của cuộc sống thường nhật hàng ngày. Đã bao nhiêu thời gian trôi qua, cốm Làng Vòng vẫn giữ được những hương vị đặc trưng riêng có của nó và trở thành một nét đẹp riêng biệt trong văn hóa ẩm thực đất Hà thành.

8. Kết thúc:

*MC nam:

- Các bạn thân mến! Chúng ta đang đi đến những phút cuối của chương trình phát thanh “Sóng trẻ”.

“Sóng trẻ” hi vọng sẽ ngày càng dành được sự quan tâm, đóng góp, chia sẻ của quý vị thính giả nhiều hơn. Rất mong được gặp lại các bạn trong chương trình lần sau.

* MC nữ:

- Mọi ý kiến đóng góp xin được gửi về Ban biên tập chương trình phát thanh “Sóng trẻ”, khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện báo chí và tuyên truyền. Hòm thư: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN