Chuyện trầu cau Phú Lễ


(Sóng Trẻ) - Ăn trầu –vốn là một truyền thống văn hóa đặc trưng của vùng Bắc bộ nhưng nay đã dần phai mờ. Tuy nhiên ở ngay một ngôi làng nhỏ cách Hà Nội chỉ 30km thì truyền thống này vẫn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của bà con trong làng. 

Làng Phú Lễ, xã Cần Kiệm, Thạch Thất là một ngôi làng cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, bấy lâu nay vẫn được mọi người biết đến với cái tên “Làng ăn trầu” vì việc ăn trầu đã trở thành thói quen của phần lớn người dân trong làng, như ông Tống cho biết “Sáng dậy mở mắt ra là phải có miếng trầu và cốc chè tươi thì mới được, còn cơm không có thì thôi.” 

Hỏi về lịch sử của quả cau miếng trầu thì ai nấy đều bảo rằng chả ai biết mọi người bắt đầu ăn trầu từ bao giờ, chỉ biết rằng ông bà truyền lại cho con cháu từ đời này sang đời khác, cứ ăn nhiều thành quen, trẻ con mới chỉ 3 tuổi đã được làm quen với miếng trầu và dần dà cứ thế ăn đến khi trưởng thành thì nghiện trầu từ lúc nào không biết.
  
56095e1c3_anh_1_1.jpg
Cây cau – giàn trầu là hình ảnh quen thuộc của mọi người dân làng Phú Lễ

Mới bước chân vào làng, điều khiến mọi người chú ý ngay lập tức là nhà nào cũng có trồng cau, đứng ở cổng làng mà nhìn những cây cau cao chót vót, nhấp nhô thì có thể chắc chắn là mình đã đến đúng chỗ, đó chính là làng ăn trầu Phúc Lễ nức tiếng đó đây. Tuy nhà nào cũng trồng cau là vậy nhưng lượng cau ấy vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân trong làng. Ở nài chợ, nài thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau thịt cá thì quả cau lá trầu là những mặt hàng bán chạy nhất. Ông Tống cho biết: “Có năm đến mùa đông sương muối, lá trầu trong làng chết hết, người ta phải lên tận Hòa Bình, vào trong làng trong bản để mua lá trầu, có khi đến 1 nghìn đồng một lá, dù đắt nhưng vẫn phải mua, hoặc bí quá thì lấy tạm cành trầu, quấn vào quả cau và bôi thêm ít vôi ăn cho đỡ cơn nghiện.”
 
f1d27adc4_anh_2_1.jpg
Cau non phải ăn với trầu già mới đúng kiểu.

Khi được hỏi về kinh nghiệm ăn trầu thì các cụ ông trong làng cho hay cau non phải ăn với trầu già mới nn, vì cau non thì mềm, trầu già thì giòn. Còn muốn biết cau thế nào là non thì phải: “Nhìn vỏ quả cau xanh mướt, sau đó bẻ đầu quả cau thấy màu trắng và bấm vào thấy mềm thì đấy mới là cau non.” – bác Dục chia sẻ. Mà trầu cau ở đây hái trên cây xuống là phải ăn luôn chứ không lau hay rửa, vì trầu cau nn là ở vị sương đọng trên quả cau và lá trầu, chứ rửa đi thì mất đi hết vị nn rồi còn đâu. Ở làng Phú Lễ, dân làng ăn trầu cau không cầu kỳ têm cánh phượng mà chỉ dân dã bổ quả cau ra làm tư hoặc sáu, ăn với nửa lá trầu và ít vôi, nếu “vui mồm” thì có cụ có thể ăn tới 50-60 miếng trầu một ngày. Đặc biệt đến mùa lạnh thì người dân còn ăn nhiều nữa, vào những ngày thời tiết 13-14 độ, các cụ thường bảo nhau rằng “làm miếng trầu cho ấm dạ” vì chỉ cần một miếng trầu thôi là người đã phừng phừng rồi, trời có lạnh đến mấy cũng chẳng nhằm nhò. 

 f1d27adc4_anh_3.jpg
Dân làng có thể ngồi hàn huyên cả buổi với miếng trầu và ấm nước chè.

Các cụ có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện” quả không sai, chỉ cần có miếng trầu và cốc nước chè thì các cụ ở làng Phú Lễ có thể ngồi hàn huyên cả ngày. Chỉ với một bàn uống nước, mấy cốc nước chè và buồng cau là sân đình bên cạnh văn chỉ lúc nào cũng tấp nập người ra người vào, tiếng nói tiếng cười. Ông Tống chia sẻ: “Nhiều người trong làng gặp nhau quen nhau, nên duyên vợ chồng là do miếng trầu đấy! Ăn một miếng trầu vào là nóng hết cả người, mạnh mồm, mạnh dạn hơn hẳn”. 

Ngày thường mọi người ăn trầu đã nhiều, nhưng đến những mùa lễ hội hay những dịp đặc biệt thì còn nhiều hơn nữa. Ở làng Phú Lễ tương truyền có một đám cưới “huyền thoại”, nhà trai mua 3500 quả cau và kết quả là tiền cau của đám cưới còn đắt hơn tiền thịt. Truyền thống của làng là nhà nào có đám cưới thì phải đi chia cho cả làng mỗi nhà một quả cau, còn anh em thân thiết thì mỗi nhà ba quả, chỉ cần thiếu một nhà thôi là cũng bị chê trách. Tuy nhiên thì truyền thống ấy dần dần cũng thay đổi, giờ đây nhà gái không phải đi chia cau cho cả làng nữa nhưng vẫn phải cược nhà trai ít nhất 500-700 cau, thêm cau của nhà trai nữa thì mỗi đám cưới cũng phải đến 1000 quả cau. Có những đợt cau đắt lên đến 10-15 nghìn đồng một quả nhưng nhà trai vẫn phải sắm đủ cau, nhà gái có thể thách ít thịt, còn lại thì cau là phải đủ.
 
e4baab702_anh_4_2.jpg
Bác Hạnh: “Đám cưới tôi chả có gì, có mỗi trầu cau. Thế mà vợ tôi phải đi gánh 2 gánh bã trầu đấy!”



Miếng trầu, quả cau bao đời nay đã đi vào những câu chuyện thường ngày của người dân làng Phú Lễ, như lời của bác Thanh: “Riêng chuyện về trầu cau ở làng thì kể ra bao nhiêu cũng không hết.” Nếu ai có cơ hội đến Phú Lễ thì phải thử ít nhất một miếng trầu, vì nếu chưa biết được vị cay nồng của miếng trầu, chưa biết say trầu là gì thì coi như vẫn chưa đến làng Phú Lễ.

Hoài Ngọc – Hương Giang
Đa Phương Tiện K34A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN