Cô giáo trẻ vận động học sinh không… kết hô

(Sóng trẻ) - Do trình độ của người dân còn hạn chế, phong tục tập quán lạc hậu, suốt 10 năm qua, cô giáo trẻ Phạm Thị Huyền Trang (Giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nà Khoang, Ngân Sơn, Bắc Kạn) phải đến tận nhà để vận động học sinh đến lớp.

Học sinh lớp cô Trang có đến 80% là người dân tộc Sán Chỉ, Mông, Dao, 20% học sinh là dân tộc Tày. Phong tục tập quán của con người nơi đây còn vô cùng lạc hậu. Bố mẹ không ham cho con đi học vì “cháo cơm chẳng no cái bụng, sao nghĩ đến chuyện vượt đường rừng đến trường”. Vì lẽ đó, khi con trai, con gái mới lên mười một, nhiều gia đình đã lấy vợ cho con để về giúp việc nhà, làm nương rẫy. 

213585604_1.jpg
Là người sát sao với đời sống của học sinh, cô Trang luôn trăn trở trước những khó khăn học trò gặp phải

Cô giáo Trang kể, trong số những học trò của cô, có trường hợp em Triệu Tòn Diết bỗng nhiên nghỉ học không lý do. Khi cô giáo cùng các bạn học sinh trong lớp tìm đến tận nhà mới hay tin Diết phải bỏ học vì sắp lấy vợ. 

“Khi biết tin tôi bỡ ngỡ vô cùng. Em mới chỉ 11 tuổi sao có thể làm chồng? Sau đó, tôi cùng các em học sinh trong lớp phải vận động, giải thích cho gia đình Diết hiểu và không bắt em lấy vợ khi chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn nữa.” 

Tuy nhiên, nạn tảo hôn vùng cao vẫn còn tồn tại nhiều. Có những em bỏ ngang, cũng có những em xin nghỉ một thời gian nhưng sau không quay trở lại trường nữa. Cô Trang ngậm ngùi: “Các em vô cùng thiệt thòi. Chỉ mới ở độ tuổi là những cô cậu học sinh lớp 6, lớp 7 nhưng đã mang trách nhiệm làm vợ, làm mẹ, làm chồng và là lao động chính đè nặng lên vai”. 

Là người sát sao với đời sống của học sinh, cô Trang luôn trăn trở trước những khó khăn học trò gặp phải. Đa số học sinh của cô là con em dân tộc vùng cao. Đường từ nhà đến trường khá xa. Để đảm bảo việc học tập, có những em phải đến trường từ lúc 5 giờ sáng. Chưa kể những hôm mưa lũ, các em phải đi qua kè, qua suối vô cùng nguy hiểm. Đến mùa đông lạnh buốt, để đi học, các em phải mang theo đèn pin rọi đường. Nhà nghèo không cái ăn, đường đến trường lại xa xôi, nhiều em cảm thấy nản. Những lúc như thế cô Trang phải nói chuyện cùng học trò để động viên và hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em.

213585604_3.jpg

Cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám đồng bào dân tộc vùng cao, cho nên cứ vào mùa rẫy, phụ huynh thường để con cái nghỉ học ở nhà trông em, chăn bò, cày nương, trồng ngô thậm chí gánh vác những công việc nặng nhọc.

“Đặc biệt là sau khi nghỉ Tết, các em mải đi chơi lễ hội không muốn đến trường khiến số lượng học sinh tới lớp giảm rõ rệt. Khi thấy các em có hiện tượng bỏ học, thầy cô cùng nhà trường phải vào cuộc, đến từng nhà vận động, phân tích cho gia đình và các em hiểu để tiếp tục đến trường” – Cô Huyền Trang kể. 

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp phụ huynh không thông cảm, đánh con chứ nhất định không cho đi học. Khi đến vận động, cô Trang phải kết hợp với chính quyền và công an địa bàn mang pháp luật ra đe dọa. Chỉ khi đó bố mẹ các em mới miễn cưỡng cho con đi học. 

Với tinh thần trách nhiệm cùng lòng nhiệt huyết “tất cả vì đàn em thân yêu”, cô đã tích cực tổ chức hoạt động Đội, các buổi tuyên truyền nại khóa về pháp luật, giao lưu văn nghệ hay tổ chức các trò chơi dân gian nhằm giúp các em được vui chơi, giữ nét hồn nhiên. Các hoạt động này giúp gắn kết tình cảm, xóa nhòa khoảng cách giữa các em vùng cao và vùng thấp, cô và trò, dân và các chiến sĩ đóng quân tại địa bàn.

213585604_5.jpg
Cô Trang đã tích cực tổ chức hoạt động Đội, giao lưu văn nghệ hay các trò chơi để giúp các em mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Bên cạnh đó, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, chính cô Trang là người vận động, tuyên truyền tới các nhà hảo tâm và những tấm lòng thiện nguyện giúp đỡ cho những em có hoàn cảnh khó khăn để các em có động lực tới trường.

Trong suốt 10 năm qua, cô giáo Phạm Thị Huyền Trang không nhớ hết đôi chân mình đã băng qua bao nhiêu đèo, lội qua bao nhiêu suối, đến nhà bao nhiêu hộ dân để vận động học sinh tới lớp. 

Khi được hỏi về mong ước của mình, cô chỉ khát khao năm học tới sẽ có một ngôi nhà bán trú dành cho các em học sinh trường TH&THCS Nà Khoang, để ước mơ được đến trường của các em không còn mong manh, dang dở. 

Thúy Nga

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN