Còn đó những mảnh đời…

(Sóng trẻ)- Tại Hà Nội, vào cái thời điểm ẩm ương của đất trời, cái tối mịt của màn đêm, sương giăng giăng của mùa nồm, còn đó những mảnh đời cô quạnh…

Vào nửa đêm khi thành phố trở về đúng với dáng vẻ nguyên sơ của nó, mọi người chìm dần vào giấc ngủ say thì đâu đó còn những mảnh đời, những kiếp người vẫn đang chống chọi, cô độc với cuộc đời. 


d2e0f2773_ndh_3334.jpg
Hà Nội vào những ngày mưa phùn ẩm ướt cuối tháng 3.

Men theo con đường Đào Tấn - Kim Mã chúng tôi bắt gặp một cảnh tượng vô cùng xúc động. Anh - tầm nài 30 tuổi, không đi được, không nói chuyện được. Anh ngậm chặt chiếc tui ni lông lết dọc con đường để xin miếng cơm qua ngày. Việc lết dọc con phố luôn đông xe cộ ngay cả vào buổi đêm như vậy thực sự là rất nguy hiểm! Dừng chân khá lâu trên đoạn đường này chúng tôi thấy có nhiều xe cộ dừng lại để giúp anh có thêm “thu nhập” qua ngày. Nhưng liệu cách làm này có thực sự hiệu quả và triệt để?

d2e0f2773_ndh_3225.jpg
Một mình cô độc với cuộc sống.

Tiếp tục cuộc hành trình tìm hiểu cuộc sống về đêm của những người vô gia cư ở Thủ đô Hà Nội, chúng tôi không khỏi xót xa trước những mảnh đời bất hạnh. Đường Tràng Thi là một trong những nơi tập trung đông nhất những người vô gia cư trú ngụ qua đêm. Hình ảnh một người phụ nữ trung niên tay bồng bế đứa bé vài tháng tuổi, tay kia dỗ dành đứa con gái ba tuổi của mình ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của chúng tôi. Bác gái quê ở Thanh Hóa cùng chồng ra Hà Nội lập nghiệp được hơn năm. Sau vì cuộc sống thiếu thốn và trách nhiệm quá nặng nề đè lên đôi vai, chồng bác đã bỏ đi để lại người vợ cùng hai đứa con nhỏ nheo nhóc. Khuôn mặt khắc khổ, ánh mắt nhìn về một khoảng không vô định nghĩ về một tương lai mù mịt phía trước, bác trải lòng với chúng tôi về cuộc sống mưu sinh gian khổ nơi đất khách quê người. 
 
Bác Lan – một người phụ nữ đã nài 60 tuổi, quê ở Hưng Yên là người đồng cảnh ngộ với bác gái, chính vì thế họ đã nương tựa nhau sống cho qua ngày ở nơi đất khách. Bác Lan có hai người con trai đều đi lính chuyên nghiệp. Một mình tuổi cao, sức yếu ở quê nhà không kiếm được việc, bác ra Hà Nội sinh sống, kiếm miếng ăn qua ngày bằng cách thu m chai lọ, đồ người ta bỏ đi. Một ngày trung bình họ kiếm được vài chục ngàn đồng, đủ để no cái bụng, còn nhà thì họ không đủ tiền để thuê. Cuộc sống cứ thế trôi đi, họ cũng chấp nhận với cuộc sống như vậy vì… họ không còn lựa chọn nào khác. Tuy phải sống cuộc sống nhọc nhằn như vậy nhưng bác Lan vẫn khẳng định: “Mình có nghèo thì nghèo nhưng tôi không muốn các con tôi ở xa phải lo lắng, không muốn chúng biết mẹ nó khổ thế này. Tôi vẫn sẽ cố gắng sống tiếp để đợi đến ngày con tôi trở về” Sự hy sinh và tình thương con vô bờ bến của bác Lan thật đáng trân trọng. Họ - những con người còn nghèo khổ nhưng vẫn không ngừng nhắc nhở bản thân rằng: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

d2e0f2773_c360_20160409210104579.jpg
Ánh mắt xa xăm của cô bé mới chỉ 3 tuổi.

Họ - những mảnh đời còn bất hạnh vẫn sống, vẫn tiến về phía trước bằng những suy nghĩ tích cực, lạc quan khiến chúng tôi – những người trẻ không khỏi hổ thẹn với bản thân: Liệu chúng ta đã và đang cố gắng hết sức mình để góp một phần giúp xã hội tươi sáng hơn, giàu đẹp và vững mạnh hơn? Liệu cách chúng ta giúp họ bằng việc đưa họ “miếng mồi” đã thực sự giúp được họ có một cuộc sống tốt hơn? Hay chúng ta nên đưa họ “chiếc cần câu” để họ có thể tự giúp bản thân họ? Chúng ta nên chăng cần có phúc lợi xã hội tốt hơn nữa để có thể giúp đỡ những mảnh đời kia? Những trăn trở đó, tôi nghĩ một ngày nào đó sẽ được thực hiện!

                                                                                           Khánh Linh
                                                                                           QHCT – TTQT
Nguồn ảnh: Duy Hiệu – Báo ảnh 35

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN